Chuyện từ một bầy chim ăn... rác!
Mấy ngày qua, dạo nơi đâu trên Facebook, mình cũng thấy sự xuất hiện của một sticker ngồ ngộ. Đó là nhãn dán có hình dán một chú chim với bộ lông màu tím, đôi mắt to tròn và (phần nhiều) là đang ở tư thế 'liên hoàn quẩy'!
Thấy lạ, mình mới bèn tìm hiểu và nhận ra rằng: À, thì ra con chim này chính là 'linh vật' đang hot tiếp theo sau Pikalong. Song, độ phủ sóng của nó còn ghê hơn vậy vì hiện cả thế giới đang dùng chứ không riêng gì Việt Nam mình!
Được biết, người đã tạo ra bộ nhãn dán này chính là cô hoạ sỹ người Mỹ, Syd Weiler - thông tin từ trang Know Your Meme. Chuyện bắt đầu từ mùa hè năm ngoái, khi Weiler có dịp du lịch ở thành phố Minneapolis (cũng ở Mỹ) và vô tình bắt gặp hình ảnh bầy chim sà xuống đất, vây lấy một người đàn ông để xin những mẩu bánh vụn.
Tuy nhiên ngay sau đó, đám 'linh vật' này lại chuyển sang nhặt nhạnh thức ăn trong những thùng rác gần đó (chắc do quá đói). Vậy là từ đó, cô hoạ sỹ đã nảy ra ý tưởng để vẽ bộ nhãn dán Trash Doves.
Nếu dịch sát nghĩa thì những sticker chim tím mà chúng ta đang thấy trên Facebook chính là 'Bồ câu thùng rác' thay vì cái tên hoa mỹ được Việt hoá, 'Bồ câu thành phố' như bây giờ!
Mẹo hay trao tay: Cách chat và đăng status bằng icon 'Con chim lắc đầu' trên Messenger
Nổi tiếng luôn sánh đôi cùng tai tiếng!?
Mặc dù được sinh ra trên đất Mỹ, xuất hiện lần đầu tại gian hàng nhãn dán dành cho riêng iPhone nhưng cuối cùng, đất nước chùa Vàng và Facebook mới là nơi tạo nên 'tiếng thơm' cho Bồ câu thành phố.
Không biết bằng cách nào đó mà sau khi được phê duyệt vào hôm 31/1/2017, bộ sticker này đã được dân mạng Thái đón nhận và share lấy - share để, đỉnh điểm là vào ngày 7/2. Và sau đó, trào lưu này đã mau chóng phổ biến sang cộng đồng mạng nước ta - người hàng xóm thân thiết cũng như viral trên toàn thế giới!
Và để đáp lại tấm chân tình của người Thái, Weiler, ngay sau đó đã tạo ra thêm một bộ nhãn dán dành riêng cho nước này. Dẫu vậy, cơ hội và may mắn ít khi đến 2 lần nên bộ nhãn dán phiên bản 'sa-wat-dii, khráp' cũng gặp một số sự cố không đáng có.
Cụ thể, như ảnh phía trên, ban đầu Syd Weiler chọn cách vẽ chú chim cầm cờ Thái bằng chân (bên phải, nét mờ). Nhưng cách diễn đạt như vậy lại bị một số người dùng yêu nước cho là phản cảm và tỏ ra khó chịu.
Ngay sau đó, cô hoạ sỹ Mỹ buộc phải chỉnh sửa bộ nhãn và như bạn thấy, chú bồ câu bây giờ đã ngậm quốc kỳ trong miệng trông duyên dáng và trân trọng Thái Lan hơn nhiều!
Ừ thì... nó cũng chỉ là một nhãn dán!
Không biết mọi người thế nào nhưng riêng mình, ban đầu mình cảm thấy bộ sticker này khá là thú vị! Bởi sau những nhãn dán hút khách như Tuzki hay Tiệc khiêu vũ thì ít có cái nào có thể lộ tả được tâm trạng lâng lâng, quẩy hết mình mà trông vui như Bồ câu thành phố.
Dẫu vậy, theo mình thì cái gì cũng nên có chừng mực, chắc chắn không ai trong chúng ta thích bị spam. Chuyện này cũng giống như sáng - trưa - chiều - xế xế bạn không thể ăn chỉ một món, cho dù đó là món khoái khẩu đến nhường nào! Và đặc biệt hơn, Bồ câu thành phố còn là một 'món ăn' bị ép dùng chứ không phải tự nguyện!
Thế thì tựu lại: Hãy dùng khi bạn muốn nhưng tránh spam vô tội vạ vì không phải ai cũng thích cái sticker 'thần thánh' này! Đó là chưa kể đến những ai đang dùng điện thoại RAM yếu, thực sự khi gặp một loạt comment như thế thì có nước phải restart lại máy thôi chứ cũng chả biết làm gì luôn!
Không biết bạn nghĩ sao về bộ sticker về loài chim của hoà bình? Bạn đã tải và dùng nhiều chưa? Hãy chia sẻ cảm nghĩ bằng cách comment bên dưới nhé!
Bạn đã xem: Những biểu tượng cảm xúc đến từ đâu? Ai tạo ra?
Biên tập bởi Tech Funny