Một số thay đổi khác là vị trí đặt jack tai nghe 3.5 mm được dời xuống cạnh đáy, đèn flash trợ sáng được đưa lên trên. Ở OPPO A39 chúng ta sẽ có thêm một mic thu âm nữa bên cạnh camera chính, giúp cho việc thu lại âm thanh khi quay phim được tốt hơn so với người đàn anh của mình.
Mời các bạn cùng xem qua ảnh chụp so sánh về thiết kế giữa hai sản phẩm này:
- +1[/url]
Ảnh chụp từ camera chính OPPO A39:
- [url=jаvascript:void(0)]
- +1
Đến với camera selfie, cả hai đều được trang bị camera với độ phân giải 5MP đi cùng công nghệ Beauty 4.0 độc quyền của OPPO. Chất lượng ảnh chụp từ camera trước của cả hai smartphone này, mình đánh giá đều rất tốt.
Màu da được tái tạo hồng hồng hào, độ chi tiết ổn, khuyết điểm trên khuân mặt được cải thiện, bạn chỉ cần selfie và chia sẻ lên mạng xã hội mà không cần phải dùng đến phần mềm của bên thứ 3 để chỉnh sửa.
Ảnh chụp từ OPPO A37 (bên trái) và OPPO A39 (bên phải).
Sau hơn 1 giờ lướt Facebook cả hai máy đều báo pin yếu với mức pin của A37 và A39 lần lượt là 9% và 10%. Độ sáng màn hình mình để ở mức 30% do ở điều kiện trong nhà.
Phần mặt lưng của hai máy khi chơi game đều nóng lên rất nhanh ở vị trí logo của OPPO, đặc biệt là OPPO A37. Tuy nhiên với bộ vỏ nguyên khối bằng nhựa khiến việc tản nhiệt trên cả 2 sản phẩm này đều khá tốt, nóng lên nhanh nhưng không đến mức gây khó chịu khi cầm nắm.
Trên đây là bài so sánh OPPO A37 và OPPO A39. Theo các bạn vào thời điểm hiện tại, hai smartphone này của OPPO có đáng mua hay không? Bạn có ý kiến gì hay thắc mắc gì, có liên quan đến OPPO A37 và OPPO A39 đừng quên để lại ý kiến cũng như câu hỏi của mình ở phần bình luận phía dưới bài viết.