Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn xem qua thống kê của Android Authority về top 5 điều cá nhân mà các trang web luôn nắm được khi bạn truy cập chúng mỗi ngày!
1. Vị trí nơi bạn ở
Ngày nay, trên hầu hết các website đều có sự xuất hiện của những API định vị từ Google. Đây là một công cụ giúp chủ sở hữu web biết rõ bạn đang truy cập trang của họ từ đâu.
Xét theo khía cạnh tích cực: Thông tin vị trí này nhằm xác định lượng người dùng quan tâm để các nhà đầu tư quyết định trang bị thêm máy chủ hỗ trợ khách hàng hay đưa ra các gợi ý cá nhân hoá một cách chính xác như dự báo thời tiết.
Ví dụ, nếu adidas Đức nhận thấy có rất nhiều người dùng ở một quốc gia Trung Phi nào đó hay vào web của họ xem/order đồ thì họ có thể cử người khảo sát thực tế xem có nên mở đại lý hoặc build trang web cho riêng khu vực đó hay không!
Nhìn chung, nếu truy cập những trang web lớn - có uy tín hoặc trên kết nối di động (tỷ lệ toạ độ dao động đến 50 km) thì bạn không cần quan tâm nhiều về vấn đề này. Hoặc có thể tắt hẳn định vị nếu cảm thấy khó chịu khi bị theo dõi toạ độ mỗi ngày!
2. Phần mềm bạn đang dùng
Cũng như vị trí, các trang web cần nắm rõ thông tin phần mềm (cụ thể là hệ điều hành hoặc cả các plugin bạn cài trong máy) để gửi đến khách hàng những nội dung số phù hợp, phục vụ bạn tốt nhất có thể.
Tuy nhiên, đã không ít lần mình cảm thấy phiền toái khi vào các web xem phim online miễn phí. Thay vì quảng cáo, họ lại đưa ra các nội dung spam kiểu như:
'Điện thoại (chính xác tên máy) của bạn đang dính virus, hãy tải (các app ABC nào đó) để quét' khá là khó chịu!
Không biết, bạn đã gặp phải trường hợp này chưa?
Bạn có biết: Không chỉ có Android, những hệ điều hành khác cũng có thể bị hack
3. Thậm chí phần cứng trên máy
Ngoài phần mềm, thậm chí các trang web còn nắm tất tần tật về info phần cứng trên máy bạn. Chẳng hạn như: Loại CPU cùng xung nhịp của nó, RAM hay độ phân giải màn hình là bao nhiêu,...
Đặc biệt, nó còn 'dòm ngó' luôn cả thời lượng pin theo thời gian thực để ghi nhận lại hành vi và vẽ ra một lịch trình thói quen của người dùng!
4. Kết nối & những nơi bạn từng ghé
Hãy thử truy cập whatsmyip.org, bạn sẽ thấy ngay những gì nó biết gì về bạn: Một địa chỉ IP công cộng (cá nhân) - đã quá đủ!?
Nếu chưa, bạn có thể mò mẫm trên website này để xem thêm những dịch vụ mình đang sử dụng và phải trả tiền cho nhà mạng cùng nhiều thông tin cơ mật khác!
Và hơn nữa, có thể bạn chưa biết: Khi đến bất kỳ trang web nào, chúng đều 'liếc' thoáng một cái để xem lại lịch sử trình duyệt của bạn (cho dù bạn có bật chế độ ẩn danh thì một số nhà cung cấp vẫn biết được).
Từ thông tin đó, chúng có thể dần vẽ nên 'chân dung' con người bạn. Và hẳn sẽ 'quan tâm' nhiều hơn nếu bạn ghé sang những nơi 'ít trong sáng' nhất trên internet!
5. Chính xác rằng: Bạn là ai!
Nhờ vào những thông tin thu thập được từ người dùng (mình vừa nói ở trên), các trang web độc hại có thể dùng phương pháp sửa đổi hành vi truy cập có tên Clickjacking để dẫn dụ họ.
Cụ thể, chúng sẽ tạo ra vô số các đường link quen thuộc như google.com nhưng thực chất khi bạn bấm vào, nó sẽ hiện ra khá nhiều trang web spam, có hại khác.
Như vậy, khi người dùng không đề phòng, chúng có thể vào tận các trang mạng xã hội như Facebook (nếu họ đang đăng nhập trên cùng một trình duyệt) để lấy cắp thông tin cá nhân mà không cần cho phép.
Cuối cùng, thật dễ dàng để bọn hacker biết được tên thật, địa chỉ nhà, nghề nghiệp, các thành viên trong gia đình và cả những lô ảnh nhạy cảm của người dùng,... nếu họ có up chúng lên mạng!
Vừa rồi là list 5 thông tin cá nhân mà các trang web luôn ngấm ngầm thu thập từ bạn. Không biết bạn có cảm nghĩ thế nào?
Mẹo hay trao tay: 5 điều bạn nên biết để bảo vệ tài khoản Facebook của mình
Nguồn:Thế giới di động