Lần đầu xuất hiện từ tháng trước, số lượng MacBook Pro gặp lỗi này đang ngày một tăng lên qua thời gian. Theo những thống kê sơ bộ, có vẻ như người dùng MacBook Pro 15 inch với GPU rời AMD Radeon 460/455/450 có tỷ lệ bị lỗi cao nhất, nhưng cũng có một lượng nhỏ người dùng 13 inch với GPU Intel tích hợp cũng đang báo cáo về vấn đề này.
Triệu chứng rõ ràng nhất của lỗi này là khi màn hình xuất hiện các sọc màu sắc nhấp nháy liên tục, các ô vuông đan xen kẽ hay hình ảnh bị 'rác'. Những máy gặp lỗi có thể thường xuyên bị treo và hiển thị màn hình kernel panic (tương tự như BSOD của Windows), khiến người dùng bỏ dở công việc và buộc phải khởi động lại.
Độc giả Jan Becker của trang tin MacRumors cho biết: Anh sở hữu chiếc MacBook Pro mới với cấu hình mạnh nhất hiện nay, được anh cấu hình riêng với chip đồ họa AMD Radeon Pro 460. Khi đang transcode video bằng phần mềm Adobe Media Encoder trong Premiere Pro, máy của anh đột nhiên bị crash.
Khi anh Becker mang máy đến một cửa hàng Apple Store, một nhân viên cho biết máy của anh có lẽ đang gặp vấn đề phần cứng. Sau đó, anh này nhận được một cuộc gọi từ trụ sở của Apple tại California. Tại đây, Apple đã tập hợp một nhóm các kỹ sư để nghiên cứu về vấn đề này. Họ yêu cầu anh gửi các file log được tạo ra sau khi bị crash, thậm chí còn muốn lấy chiếc MacBook Pro của anh với toàn bộ dữ liệu để điều tra.
Một độc giả khác với nickname Jayselle cũng gặp phải tình trạng tương tự với chiếc MacBook Pro 15 inch của anh, tuy nhiên lần này là khi kết nối với hai màn hình LG.
Lỗi xuất hiện khi kết nối 2 màn hìnhCòn dưới đây là hình ảnh được một độc giả khác chia sẻ, nhưng lần này là với chiếc MacBook Pro 13 inch không có Touch Bar, sử dụng VGA tích hợp Intel Iris Graphics 540.
Bản MacBook 13-inch với VGA Intel bị lỗi đồ họaTrên thực tế, đây cũng không phải lần đầu tiên những chiếc MacBook Pro gặp lỗi về đồ họa. Hồi năm 2008, hàng loạt những chiếc MacBook Pro với GPU NVIDIA GeForce 8600M GT đã ngưng hoạt động chỉ sau một thời gian sử dụng. Tình trạng này tiếp tục được lặp lại với dòng máy 2010 (NVIDIA GeForce GT330M) và 2011 (AMD Radeon 6750M).
Từ dòng 2008 đã mắc lỗi tương tựMacBook Pro năm 2011 vẫn chưa khắc phục đượcTrong trường hợp máy hết hạn bảo hành, Apple sẽ yêu cầu người dùng trả tiền để sửa chữa, và đôi khi con số này có thể lên đến hàng ngàn USD. Do người dùng quá 'căm phẫn' với cách xử lý của Apple, không ít những làn sóng phản đối đã được nổi lên. Hồi năm 2014, một website mang tên mbp2011.org (hiện website này đã chết, nhưng bạn có thể xem bản sao tại đây) đã được tạo ra nhằm tập hợp người dùng có máy lỗi và yêu cầu Apple có trách nhiệm với sản phẩm của mình. Đây cũng chính là lý do đã khiến cho Apple buộc phải tung ra chương trình sửa chữa miễn phí cho tất cả các máy MacBook Pro 2011 một năm sau đó.
Nguồn tin từ GenK.
- Apple lại làm khó người dùng bằng cách hàn chặt ổ cứng vào Macbook.
- Apple tự đồng bộ thông tin lên iCloud: Là một người dùng, tôi phản đối!
Nguồn:Thế giới di động