Hành động của họ đang trở thành thách thức cho công ty Nhật Bản trong cả hoạt động sản xuất lẫn kế hoạch rút dần hoạt động ra khỏi Trung Quốc. Vụ việc tai tiếng bắt đầu từ thời điểm mà Sony công bố kế hoạch bán lại nhà máy sản xuất module máy ảnh tại đây cho Shen Zhen O-Film Tech với giá 95 triệu USD.
Ứng phó với việc nền kinh tế Trung Quốc đang lao dốc, cũng như thi trường máy ảnh co hẹp dần, công ty quyết định tiến hành một cuộc giảm tải nhà máy, giảm bớt chi phí. Nơi đây bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2005 với số nhân công hiện tại đã lên đến 4000. Sony đã có một động thái thân thiện là giữ nguyên công việc lao động cho các công nhân tại đây khi chuyển sang người chủ mới.
Các công nhân trong nhà máy ở Quảng Châu ngồi chơi ngoài sân, kiên quyết không vào làm việc (ảnh: Nikkei)Tuy nhiên, những ngày gần đây, công nhân nhà máy đã tụ tập lại với nhau và khiến bầu không khí trở nên căng thẳng. “Sẽ không có vụ mua bán nào được tiến hành với công ty Trung Quốc mà không có sự giải thích rõ ràng”, họ tuyên bố. “Nếu không muốn xảy ra bạo động, hãy trả tiền cho chúng tôi”.
Bắt đầu từ ngày 10 tháng Mười Một, các công nhân tiến hành chặn lối ra vào nhà máy, không chịu làm việc và trì hoãn giao hàng. Do tính cấp bách của những đơn hàng cần được chuyển đúng thời hạn cho đối tác, cảnh sát đã phải vào cuộc hôm 15 và xảy ra đụng độ. Có 11 người cầm đầu vụ bạo động đã bị bắt giữ, một số người khác thì bị thương.
Xung đột giữa các công ty Nhật với công nhân Trung Quốc không phải mới. Hồi năm 2012, trước những tranh chấp về chủ quyền, các công ty Nhật cũng đã bị chính lao động trong nhà máy tại Trung Quốc đập phá cơ sở, gây ra nhiều thiệt hại (ảnh minh họa)Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi ngay ngày hôm sau, lực lượng biểu tình căng banner lên trước nhà máy với khẩu hiệu “Chúng tôi không phải là máy móc hay nô lệ. Đừng hòng “mua bán” chúng tôi. Chúng tôi có nhân phẩm, nhân quyền”. Cùng với đó là hành động đình công, mặc dù vẫn xuất hiện trong nhà máy nhưng chỉ ở nhà ăn hay khuôn viên khiến mọi hoạt động sản xuất phải tạm dừng. Cảnh sát đã xuất hiện và theo dõi sát sao đề phòng xảy ra bạo động lần nữa.
Rất nhiều người trong nhà máy thừa nhận, các biện pháp cực đoan thái quá họ đang tiến hành là để mong có một khoản chi trả được đáp ứng. Một nữ lao động cho biết chị đã vô cùng ngạc nhiên khi nghe tin Sony quyết định bán nhà máy.
“Tuy nhiên đã có một thủ lĩnh nói với tôi rằng, nếu chúng tôi đình công và gây căng thẳng, sẽ được trả một khoản đền bù bởi Sony là một tập đoàn lớn, nổi tiếng trên toàn cầu”, đồng thời, chị cũng xác nhận là mặc dù không hiểu hết, nhưng vẫn tham gia và sẽ kiên quyết không quay trở lại công việc, chừng nào còn chưa nhận được một khoản bồi thường.
Năm nay là một năm không mấy suôn sẻ với Sony, bất chấp việc tập đoàn đang nỗ lực cải thiện tình hình kinh doanh sau nhiều năm “bết bát”Theo lời một chuyên gia về các vấn đề lao động tại Trung Quốc , một số công ty Nhật Bản trong quá khứ đã xử lí vấn đề này rất nhanh bằng cách đáp ứng yêu sách của công nhân, họ thà ưu tiên việc xử lí khủng hoảng trong thời gian ngắn nhất còn hơn là đôi co, bất chấp việc họ không hề có lỗi. Họ không muốn tiếp tục bị gây khó dễ. Và thế là, lực lượng lao động bản xứ “bắt thóp” được các công ty Nhật. Họ sử dụng các công cụ mạng xã hội để trao đổi thông tin, lan truyền về các vụ việc từng xảy ra, nắm rõ số tiền mà một công ty đã từng thanh toán trước kia để gây áp lực đàm phán.
Thực tế, Sony đã không có lỗi trong thông báo bán nhà máy hồi đầu tháng. Điều 33 trong Bộ Luật Hợp đồng lao động của Trung Quốc ghi rõ “hợp đồng lao động sẽ không bi ảnh hưởng” bởi sự thay đổi về chủ lao động, đại diện pháp lí, nhà đầu tư,… Bởi vì đơn giản chỉ là các lao động sẽ tiếp tục làm việc cho người chủ mới, về phía Sony, họ không nợ bất kì khoản tiền nào.
Hiện tại, giới quan sát đang theo dõi vụ việc kĩ càng. Chính quyền Bắc Kinh cần phải mang lại một môi trường làm ăn thuận lợi và công bằng cho các công ty bên ngoài. Những vụ việc tai tiếng giống Sony đang phải chịu đựng phần nào sẽ càng làm quan hệ với nhà đầu tư nước ngoài trở nên “giá lạnh” hơn.
Nguồn Nikkei (lược dịch bởi Sonyfan)
Nguồn:Thế giới di động