Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ vừa qua, vị Tân tổng thống Mỹ không hề được các lãnh đạo tại Thung lũng Silicon- Silicon Valley ủng hộ. Vì thế, có thể dưới thời Trump, Silicon Valley sẽ thay áo mới và trở nên rất khác.
Thung lũng Silicon trải dài từ San Francisco đến San Jose là một khu vực nổi danh về công nghệ và cải tiến, Từ những năm 1980 đến nay, ngành công nghiệp điện tử và công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đã tạo ra vô số công ăn việc làm với mức lương cực kì hấp dẫn so với các vùng lân cận khác tại Mỹ. Ước tính mặt bằng chung cho mức lương tối thiểu cho 1 công nhân láp ráp linh kiện điện tử vào khoảng 7-8 USD/ giờ,
Dưới nhiệm kỳ của tổng thống Obama, quan hệ về kinh tế tại nơi này khá tốt với nhiều chính sách hỗ trợ được ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng dưới nhiệm kì của 'Mr Trump' quan hệ liệu sẽ tiếp tục bền vững?
Cho tới nay, chưa có bất cứ cam kết mới nào trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp tại Silicon, và nếu có thì thực sự vẫn chưa rõ ràng như: số phận ngành công nghiệp công nghệ vẫn chưa được phúc đáp. Nhiều chính sách mới ra đời có lẽ sẽ khiến Silicon gặp nhiều bất lợi.
Các công ty thuê ngoài (outsourcing) sẽ bị đánh thuế rất nặng:
Với chính sách hàng rào thuế quan, thì sản xuất trong nước được bảo hộ bằng cách đánh thuế cao vào các mặt hàng nhập khẩu, nhà nước tạo áp lực tăng giá bán của các loại mặt hàng này, qua đó sẽ giúp các nhà sản xuất trong nước có lợi thế trong cạnh tranh về giá với hàng hóa nhập khẩu.
Hồi đầu năm vừa rồi khi phát biểu tại Đại học Liberty, ông Trump từng nói rằng sẽ bắt Apple chế tạo máy tính và các sản phẩm của hãng này ngay tại Mỹ thay vì thuê ngoài ở các quốc gia khác. Vậy phải chăng Apple sẽ là một trong những nạn nhân của chính sách này?
Nhìn khách quan vào vấn đề trên, tất cả các linh kiện của iPhone, các thiết bị của MAC, nếu được thu hồi về và cho gia công trên chính đất Mĩ thì liệu chi phí sẽ tăng chóng mặt như thế nào? Và việc đầu tiên phải làm ắt là cắt giảm chi phí nhân công, thu hẹp bớt các chuỗi cửa hàng, dịch vụ...
Giá thành tăng cao, việc cạnh tranh với các đối thủ truyền kiếp như Samsung, Xiaomi, Huawei đang làm mưa làm gió bên kia trái địa cầu, liệu sẽ trở nên hấp dẫn hơn?
Tôi dám chắc với các bạn rằng chắc là chẳng hấp dẫn đâu và trước mắt nhiều người Mĩ sẽ phải thất nghiệp, những công việc của người Việt tại đây sẽ được ưu tiên trước cho dân bản địa. Những nghề như: 'Chồng tách vợ ly' chồng là kỹ thuật viên (technician), vợ là công nhân dây chuyền lắp ráp (assembly line) cũng sẽ dần tan biến.
Những mảng việc trên hiện đang giao cho hàng nghìn nhân viên người Mỹ. Đóng cửa các bộ phận này đồng nghĩa với số nhân viên này sẽ thất nghiệp. Như vậy, mục đích kiếm công ăn việc làm cho người dân Mỹ của ông Trump sẽ phản tác dụng.
Chính sách 'hạn chế nhập cư':
Rất nhiều vị trí công việc tại Silicon Valley đang do lao động nhập cư phụ trách. Theo Tổ chức Quốc gia Chính sách Mỹ (NFAP), hơn phân nửa các startup công nghệ của Mỹ có giá trị 1 tỷ USD hoặc hơn đều có ít nhất một người sáng lập là dân nhập cư.
Ngay cả các công ty công nghệ lâu đời như Microsoft cũng không phải ngoại lệ. CEO Microsoft, Satya Nadella và CEO Google, Sundar Pichai, đều là người nhập cư.
Trong khi đó, khi vận động tranh cử, ông Trump từng tuyên bố sẽ siết chặt vấn đề nhập cư. Hạn chế này có thể áp dụng cho cả chương trình visa H-1B, vốn dành cho công nhân nước ngoài tay nghề cao mà ngành công nghiệp công nghệ Mỹ đang phải phụ thuộc.
Trong ngắn hạn, có thể Silicon Valley không thấy thiếu hụt nhân lực ngay bởi lượng cung-cầu không quá chênh lệch. Tuy nhiên, ông Trump đã nhiều lần có ý kiến trái chiều về chương trình visa làm việc này nên không rõ quan điểm thực sự như thế nào.
Các mô hình doanh nghiệp như Uber sẽ gặp khó:
Những năm gần đây ở thung lũng Silicon, nhiều hình thức doanh nghiệp hiện đại ra đời. Ví dụ Uber rất khác so với ngành công nghiệp taxi, hay Airbnb khác với ngành khách sạn truyền thống. Các dịch vụ về Công nghệ thông tin mới xuất hiện đã tập trung toàn bộ nhân lực chỉ trong một ứng dụng trên máy tính hoặc thiết bị di động
Dưới thời Donald Trump, không rõ loại hình công việc linh hoạt này có tiếp tục tồn tại hay không. Ông Trump từng nói sẽ xem xét lại đạo luật chăm sóc y tế ACA (còn gọi là ObamaCare), mà bản thân nó sẽ tác động tới lựa chọn công việc của từng cá nhân.
ACA là chương trình chăm sóc y tế hợp túi tiền, một dạng bảo hiểm bắt buộc dành cho người có thu nhập thấp. Kể cả các công ty nhỏ cũng phải mua bảo hiểm cho nhân viên của mình.
Nếu ACA bị hủy bỏ, nhân viên bán thời gian sẽ không nhận được các khoản bồi thường hoặc tiền bảo hiểm y tế từ công ty mà họ làm việc, chẳng hạn Uber.
Do vậy, xu thế chung sẽ là tìm kiếm công việc toàn thời gian có quyền lợi y tế đầy đủ, và điều này sẽ khiến những công ty có mô hình như Uber gặp khó khăn.
R&D, trí tuệ nhân tạo và robot
Đây là những mảng rất mạnh của Silicon Valley nhưng ông Trump chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu nào ưu tiên các ngành nghề này.
Ngay cả vị trí người đứng đầu Tổ chức Khoa học Quốc gia và Viện Y tế Quốc gia cũng chưa được ông Trump chỉ định.
Rất có thể ông Trump sẽ để các mảng này tự do phát triển bởi thực tế số nhân công mất việc làm do bị robot hoặc trí tuệ nhân tạo thay thế vẫn chưa đến nỗi nào.
Chính sách 'đa dạng hóa':
Tại Silicon Valley, chính sách đa dạng hóa không chỉ được mỗi Apple áp dụng. Hầu hết các công ty công nghệ lớn đều có chính sách này. Ngay cả đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao cũng xuất phát từ nhiều quốc tịch khác nhau.
Nhưng với chính sách hạn chế nhập cư và những quan điểm không mấy tích cực về cộng đồng thiểu số, rất có thể dưới triều đại Donald Trump, việc đa dạng hóa công ty nhất định sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Kết:
Sau những lời hứa hẹn trong hợp đồng ký kết sẽ thay đổi nước Mỹ trong 100 ngày. Tôi thật sự mong chờ kết quả xem sau 100 ngày, nước Mỹ sẽ trở thành cường quốc số 1 của thế giới như thế nào dưới tay vị Tổng thống 70 tuổi xuất thân tỷ phú.
Xem thêm:
- Vphone- Smartphone siêu nhỏ đã có mặt tại Việt Nam
- Chiến lược kinh tế của Trump khiến Tim Cook dở khóc, dở cười
Vichan
Theo zing
Nguồn: fptshop.com.vn