Nói thêm một chút về 'hacker mũ trắng', họ là những người tìm ra được các lỗ hổng bảo mật trong các phần mềm lớn nhỏ khác nhau để từ đó thông báo cho những người quản lí các phần mềm đó nhằm khắc phục các lỗ hổng trong thời gian sớm nhất.
Ngược lại với 'hack mũ trắng' là 'hacker mũ đen', đó là những người chuyên đi khai thác các lỗ hổng để trục lợi cho họ hoặc tổ chức của họ.
Quay trở lại với vấn đề chính, các 'ông lớn', kể cả 'Táo Khuyết', đã 'ngã ngửa' khi thấy những hệ điều hành được coi là bảo mật như Windows 10, Android 7.1 và MacOS Sierra đã bị các hacker chiếm quyền kiểm soát chỉ từ các lỗ hổng trong ứng dụng trình duyệt mặc định của những hệ điều hành này.
Và chính đội hacker đến từ Trung Quốc có tên 'Qihoo 360' đã làm được điều đó, họ đã chiếm được đầy đủ quyền admin và lừa được hầu hết những người dùng phổ thông rằng máy của họ vẫn đang được bảo mật một cách cẩn trọng.
Cuộc thi khai thác các lỗ hổng trên các phiên bản hệ điều hành mới nhất đã chứng minh cho chúng ta một điều rằng: Sự an toàn và bảo mật thông tin, dữ liệu của bạn trên những hệ điều hành phổ biến chỉ mang tính tương đối.
Hay nói cách khác hơn thì hiện tại vẫn chưa có một hệ điều hành nào được gọi là bảo mật hay không thể bị hack 100%.
Theo trang AndroidCentral, những lỗ hổng xuất hiện trên Windows, Android hay MacOS đều được các 'hacker mũ trắng' thông báo ngầm cho Microsoft, Google hay Apple chứ không công khai ra bên ngoài để tránh làm người dùng hoang mang.
Đó là một chuyện hết sức bình thường và không có gì phải làm nghiêm trọng hóa lên vì bất kì một phần mềm hay hệ điều hành nào cũng được tạo nên từ hàng ngàn hoặc hàng trăm ngàn dòng code, và tất nhiên chúng đều được lập trình bởi con người.
Thế nên không thể khẳng định được rằng những đoạn code do các lập trình viên viết nên đều hoàn chỉnh và không có sơ hở. Chính vì vậy mà những Apple hay Google sẵn sàng chi cả trăm nghìn USD chỉ để nhận lại được một thông báo về lỗ hổng được phát hiện trong hệ điều hành hay phần mềm của họ.
Cái định nghĩa hệ điều hành bảo mật thực chất là nó bảo mật và toàn vẹn hơn so với những phiên bản trước đó, chúng có khả năng bảo vệ người dùng trước những lỗ hổng đã được 'vá' hay những 'con virus' đã được phát hiện mà thôi.
Tóm lại thì từ smartphone, laptop hay PC, bất cứ thiết bị nào đang chạy một hệ điều hành nào đó đều có khả năng đứng trước một cuộc tấn công từ các 'hacker mũ đen' hay những người tương tự như thế.
Nhưng như vậy không có nghĩa rằng dữ liệu và thông tin cá nhân của bạn lúc nào cũng được đặt trong tình trạng báo động. Các công ty công nghệ vẫn đang ra sức mỗi rằng, sẵn sàng chi trả một số tiền khá lớn để bảo vệ người dùng chúng ta.
Cho dù được bảo vệ thì thiết nghĩ mỗi người chúng ta cũng nên tự bảo quản thông tin hay dữ liệu cá nhân của mình. Chẳng hạn như hạn chế sử dụng những thẻ tài khoản có sô tiền quá lớn khi thanh toán qua internet hay chủ động sao lưu dữ liệu ra một ỏ đĩa ngoài để đề phòng bất trắc.
Trong thời đại số ngày hôm nay, cách tự bảo vệ thông tin, dữ liệu của mình thay vì trông chờ vào một công ty phần mềm khác vẫn là cách hữu hiệu nhất, bạn có đồng ý với quan điểm này hay không? Hãy chai sẻ ý kiến của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé.
- Đừng tin! Smartphone không thể bị hack chỉ là... chiêu trò quảng cáo
- Find My iPhone vẫn mất điện thoại. Có cách nào chống trộm cho iPhone?
- Thiết bị Android ngày càng mất kiểm soát và bị hacker thao túng
Nguồn:Thế giới di động