Microsoft đã quyết định dừng bán bản quyền cho hai phiên bản Windows nêu trên, và 'anh Mai' chỉ hỗ trợ về mặt bản vá bảo mật, hoặc lỗi phát sinh đến 1/2020 mà thôi.
Windows 8.1 cõ lẽ cũng sẽ chỉ được Microsoft 'quan tâm' đến năm 2022 hay 2023. Đó là những tin không hề vui được gửi đến những ai đang sử dụng hai phiên bản này.
Nhưng vì sao Microsoft lại quyết định ngừng bán luôn cả bản quyền của Window 7 lẫn 8.1, mặc dù chúng vẫn có thể mang về lợi nhuận cho hãng phần mềm này?
Câu trả lời nằm ở 'đứa con cưng' Windows 10 của họ. Hệ điều hành này đang gặp khó khăn trong việc tăng trưởng thị phần của mình trong 'gia đình' Windows, khi đến cuối tháng 9/2016, nó mới chỉ chiếm được có 22.53% trong 'miếng bánh' hệ điều hành của Microsoft.
Đến tận cuối tháng 10, mọi chuyện cũng chẳng khá khẩm hơn khi mức tăng trưởng chỉ đạt mức... 0.06%, qua đó tăng nhẹ lên mức 22.59%, một con số quá khiêm tốn cho một hệ điều hành được Microsoft đầu tư hết mực như vậy.
Mức tăng trưởng chậm chẳng phải là vấn đề làm Microsoft lo lắng cho số phận của Windows 10, chính mức giảm 0.4% chỉ sau một mùa hè mới là họ lo sốt vó.
Chắc chắn rằng, Microsoft không hề thấy vui khi Windows 7 đã bị họ bỏ mặc hay 'ghẻ lạnh' từ vài năm nay lại vẫn được cài đặt trên 48.38% số lượng máy tính chạy Windows.
Việc Windows 7 vẫn đang chiếm được nhiều lòng tin từ người dùng phổ thông hoàn toàn hợp lí vì theo nhiều cuộc khảo sát, đặc biệt là giới gamer, họ thích sử dụng Windows 7 do hiện nay các tựa game đều chạy mượt mà, ít gặp lỗi trên hệ điều hành này.
Ngay cả những quán net tại Việt Nam hiện nay cũng đều ưa chuộng Windows 7 hơn Windows 10 do nó vẫn giúp họ cảm thấy dễ quản lí hơn, ít phức tạp hơn hệ điều hành mới nhất của Microsoft.
Giới văn phòng thì quen sử dụng các tác vụ trên Windows 7, họ ghét phải thay đổi khi đã sử dụng một hệ điều hành quá mượt mà đối với họ. Nếu nâng cấp lên Windows 10, họ lại phải mất thời gian để làm quen và làm công việc bị trì trệ.
Hơn nữa, những ai đang sử dụng các dòng laptop cũng cũng ngại lên Windows 10 do dòng máy của họ không được hỗ trợ về mặt drivers trên hệ điều hành mới của Microsoft.
Còn những công ty có máy tính đang chạy Windows 7 hay 8.1 bản quyền cũng không muốn nâng lên bản Windows 10 do phải tốn thêm một khoản chi phí không cần thiết.
Thế nên động thái chấm dứt bán bản quyền của Windows 7 hay 8.1 có lẽ cũng chẳng giúp Microsoft làm người dùng có thêm động lực để lên Windows 10. Việc vượt qua cái bóng quá lớn của Windows là thách thức cho bất kì hệ điều hành nào, kể cả Ubuntu hay MacOS.
Steve Ballmer cùng các đồng sự của ông cần nhiều hơn những 'quân bài' lợi hại để giúp Windows 10 có được niềm tin và sự ủng hộ của người dùng. Bằng không thì Windows 7 vẫn được ngầm định là 'ông vua' hệ điều hành của Microsoft mà thôi.
- Trọn bộ phím tắt trên Windows 10 giúp bạn thao tác nhanh hơn
- Phó chủ tịch IBM: 'Dùng máy Mac rẻ hơn 3 lần so với Windows'
- Windows 10 PC bản chính thức nhận cập nhật với nhiều cải tiến và sửa lỗi
Nguồn:Thế giới di động