Cụ thể hơn thì, theo phân tích của Tech Insights, chiếc iPhone flagship của năm nay có chi phí sản xuất rơi vào khoảng 570 USD. Để tiện so sánh, iPhone 12 Pro ra mắt năm ngoái có giá thành linh kiện 548.50 USD, và Galaxy S21 Plus là 508 USD. Dù chi phí sản xuất tăng, Apple vẫn giữ nguyên giá khởi điểm của chiếc iPhone cao cấp nhất ở mức 999 USD, cùng lúc còn giới thiệu cả phiên bản với bộ nhớ trong 1TB.
Những phân tích của Tech Insights không đề cập kỹ hơn vào những linh kiện có giá cao hơn so với năm ngoái vì cơn sốt thiếu linh kiện công nghệ, nhưng để giữ mức giá 999 USD cho chiếc iPhone 13 Pro bản bộ nhớ tấp nhất, Apple cũng đã phải áp dụng vài giải pháp cắt giảm giá thành sản xuất. Lấy ví dụ, trong khi các hãng smartphone khác đã trang bị RAM LPDDR5 cho thiết bị cao cấp của họ, thì iPhone 13 Pro vẫn được trang bị 6GB RAM LPDDR4X cho iPhone 13 Pro, do SK Hynix sản xuất và cung cấp.
Thêm vào đó, bộ nhớ trên bo mạch của iPhone mới được Kioxia sản xuất và cung cấp, và có nhiều nguồn tin cho rằng linh kiện tương tự của Samsung sẽ có giá cao hơn. Hiện tại nhà sản xuất linh kiện công nghệ Hàn Quốc đang được coi là kẻ dẫn đầu mảng chip nhớ, và cùng lúc Samsung cũng đang cung cấp panel LPTO OLED để Apple sản xuất iPhone 13 Pro, cũng như iPhone 13 Pro Max. Không ngoại trừ khả năng, chi phí sản xuất chiếc iPhone 13 Pro năm nay tăng lên vì mức giá của tấm panel màn hình do Samsung sản xuất, cũng như SoC A15 Bionic được sản xuất trên tiến trình 5nm+ và trang bị modem Snapdragon X60 5G, hỗ trợ dải sóng mmWave từ Qualcomm.
Với iPhone 13 Pro, tỷ suất lợi nhuận của Apple chắc chắn sẽ giảm, vì 570 USD chỉ là giá thành sản xuất ra một chiếc máy, chứ chưa tính đến chi phí marketing, nghiên cứu, vận chuyển và nhiều chi phí khác.
Theo WCCFTech
appleiphonemàn hìnhchi phí sản xuấtlinh kiệnchip bán dẫnchip xử lýiphone 13 pro