Đa dạng vị trí camera
Phần lớn smartphone ngày này đều bố trí camera theo chiều dọc hoặc chiều ngang ngay góc trái của mặt lưng, điển hình cho kiểu thiết kế này bắt đầu từ iPhone 7 Plus. Tuy nhiên, một số hãng smartphone lại có cách làm đặc biệt hơn như Galaxy Note 9 đặt ngang ngay giữa, hay gần đây nhất là Huawei Mate 20 Pro với cụm camera vuông vức ngay giữa.
Vị trí đặt camera có ảnh hưởng đến chất lượng ảnh?
Lấy một ví dụ cụ thể, khi chụp ảnh bằng điện thoại người dùng sẽ đặt thiết bị nằm ngang nếu muốn lấy nhiều chi tiết, hoặc đặt dọc nếu chụp ảnh chân dung... Điều này chỉ ảnh hưởng đến khung hình và bố cục, còn về chất lượng ảnh chụp thì hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
Chất lượng ảnh chụp được chi phối bởi 3 yếu tố chính: Chất lượng cảm biến camera, chất lượng ảnh sáng và chất lượng bố cục. Các yếu tố này đều không bị ảnh hưởng bởi vị trí cụm camera, vì thế vị trí camera ngang, camera dọc hay camera giữa máy chỉ là ý tưởng thiết kế của các hãng smartphone tạo nên.
Tuy nhiên, một số bạn lại thắc mắc 'Vì sao cùng một chiếc điện thoại, nhưng bạn A lại chụp đẹp, còn mình thì mất nét, nhòe, mất chi tiết...', câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này nằm ở kỹ thuật chụp ảnh.
Kỹ thuật chụp ảnh là gì?
Kỹ thuật chụp ảnh là một loạt các quy tắc về bố cục, thông số ảnh, điều chỉnh ánh sáng... nhằm tạo ra một bức ảnh đẹp và hoàn ảo nhất. Để thuần thục điều này bạn cần phải thực hành rất nhiều và tìm hiểu thêm về các kiến thức nhíp ảnh.
Tuy nhiên, trong kỹ thuật chụp ảnh có 1 yếu tố cũng khá quan trọng mà bạn có thể học và hiểu ngay, đó chính là cách cầm điện thoại. Trong quá trình chụp, nếu bạn cầm điện thoại chụp không đúng cách sẽ gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp.
Đầu tiên là khi chụp ảnh đứng (chân dung), thao tác cầm điện thoại phải đảm bảo vững và chuẩn. Bạn cần tạo điểm tựa vững chắc cho điện thoại bằng 1 tay, trong đó các ngón ngoài cùng 'bấu' vào khung viền để cố định điện thoại, tay còn lại dùng để nhấn chụp.
Điều này sẽ giúp điện thoại của bạn ít rung hơn, giúp hạn chế tình trạng nhòe, khó lấy nét và mất nét khi chụp.
Khi chụp ảnh ngang (ảnh phong cảnh, bố cục rộng), bạn nên sử dụng 2 tay để cầm điện thoại, một tay tỳ chắc vào đầu, và 1 tay tỳ chắc vào phân đuôi smartphone. Bạn cũng nên lưu ý thêm, lau chùi camera trước khi chụp và không để tay vướng vào cụm camera tránh mất chi tiết.
Cách cầm đúng bên trái, cách cầm sai bên phải.
Trong trường hợp chụp từ trên xuống, bạn cũng thao tác tương tự như cầm ngang, 1 tay làm trụ giữ chắc điện thoại, tay còn lại làm tựa và nhấn phím chụp.
Trên đây là những kinh nghiệm riêng cá nhân mình về kỹ thuật và thao tác cầm điện thoại khi chụp ảnh, hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn khi sử dụng smartphone. Còn nếu như bạn có 'bí kíp' chụp ảnh 'auto đẹp' nào khác, thì đừng quên chia sẻ với mọi người cùng biết nhé!
Tech Funny
Nguồn : http://www.thegioididong.com/tin-tuc/vi-tri-dat-camera-co-anh-huong-den-chat-luong-anh-tren-smartphone--1131871