Tuy nhiên, trong khi ngành công nghiệp điện tử thế giới đang chóng mặt thay đổi thì Sony đã đánh mất chính mình. Trước sự suy tàn gần như không thể ngăn cản đó, rất nhiều tờ báo lớn đã dành cho Sony những lời cay độc như bảo thủ, kiêu ngạo hay tụt hậu.
Đáng báo động hơn cả, người dùng cũng đang dần nhận ra, rằng chất lượng sản phẩm Sony không còn là chuẩn mực, và ngày càng xuống dốc một cách thê thảm.
Trong một khảo sát của Tech Hive vào năm 2011, thì Samsung và Panasonic mới là các thương hiệu TV bền bỉ nhất. Còn khảo sát của Which? vào năm 2014 cho thấy, tỷ lệ TV Sony không gặp lỗi sau 5 năm là 82% còn Samsung chỉ là 78%. Consumer Reports cũng cho thấy sự khác biệt về chất lượng không còn tồn tại, bởi Samsung và Sony đã cùng đứng trong nhóm các thương hiệu TV bền bỉ nhất thế giới.
Không kiểm soát được phần cứng
Là thương hiệu TV nổi tiếng, nhưng sự thật là hầu hết các linh kiện quan trọng bên trong TV Sony đều được chế tạo bởi hãng thứ 3. Một số linh kiện Sony có tham gia thiết kế, nhưng rất nhiều linh kiện lại là giải pháp từ các đối tác đến từ Trung Quốc hoặc Đài Loan.
Sony không trực tiếp sản xuất tấm nền TV, hãng cũng không sản xuất chip xử lý cho Androi TV, RAM hay chip nhớ FLASH. Thậm chí, một số linh kiện hãng phải sử dụng giải pháp của chính đối thủ.
Ngược lại, Samsung là một trong những thương hiệu hiếm hoi có khả năng sản xuất toàn bộ linh kiện cho một chiếc TV hoàn chỉnh. Nhờ đó, hãng có thể dễ dàng kiểm soát được chất lượng phần cứng và tối ưu hóa chi phí sản xuất để đưa ra mức giá bán lẻ có lợi hơn cho người dùng.
Phần mềm phụ thuộc
Nền tảng Smart TV mà Sony đang theo đuổi có tên gọi là Android TV, một biến thể khác của hệ điều hành Android mà Google xây dựng cho các thiết bị di động như điện thoại hay máy tính bảng.
Không chỉ phụ thuộc phần cứng, ngày nay, những chiếc TV thông minh của Sony còn phụ thuộc vào đội ngũ phát triển đến từ một hãng khác. Do đó, khả năng cập nhật hay kho ứng dụng của TV giờ đây cũng không được kiểm soát bởi Sony nữa. Công việc chính của các kỹ sư đến từ hãng điện tử Nhật Bản chỉ là tối ưu hóa giao diện và phát triển thêm tính năng dựa trên một hệ điều hành cơ bản do Google cung cấp.
Trong khi đó, Samsung lựa chọn một giải pháp hoàn toàn khác, với tên gọi là Tizen, hệ điều hành được phát triển từ năm 2012 bởi chính Samsung.
Ngày nay, nền tảng này đã được nâng cấp và xây dựng lại để tương thích hoàn toàn với trải nghiệm giải trí trên màn hình lớn.
Nắm trong tay Tizen, các kỹ sư phần mềm của Samsung hoàn toàn kiểm soát được nền tảng và cập nhật một cách nhanh chóng để thích ứng với sự thay đổi của người dùng. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa quan trọng để TV Samsung ngày càng trở nên hoàn thiện và vượt trội hơn so với nhiều đối thủ.
Theo ketnoisamsung.com