Vậy nguồn gốc và chất lượng của mặt hàng này như thế nào?
Với bất kì một hãng điện thoại nào, khi sản xuất và đóng gói một chiếc điện thoại để đưa ra thị trường đều được đóng seal niêm phong cẩn thận. Có 2 loại seal chính là seal hộp và seal máy.
Seal hộp thường có 2 loại là nilon bọc nguyên cả hộp như của Apple, và loại còn lại là seal giấy dán như của Samsung, LG, Xiaomi,... (trừ một số mẫu cao cấp mới đây). Còn với seal máy, đa phần là một miếng nilon dán trên màn hình và mặt lưng của máy. Seal này rất dễ bóc ra, dán lại và... dễ dàng in ấn tại Việt Nam.
Seal hộp của Samsung chỉ là một mảnh giấy rất dễ làmBởi vì giá của mặt hàng nguyên seal chưa qua sử dụng có giá cao hơn hàng qua sử dụng đến vài triệu đồng và chỉ khác nhau ở hộp cũng như seal nên việc các cửa hàng dựng lại seal là rất nhiều, đặc biệt là các sản phẩm flagship có nhiều người ưa chuộng.
Với công nghệ in ấn hiện nay, việc in một chiếc hộp giống với hộp từ hãng sản xuất là một việc vô cùng đơn giản. Thậm chí không cần bỏ ra nhiều tiền cũng có thể mua được một dàn máy in ấn chuyên nghiệp để in hộp và imei hay seal màn hình.
Việc dựng lại một chiếc điện thoại cao cấp là việc đơn giản rồi thì việc dựng lại vỏ hộp và seal máy là không có gì là khó. Giá thành để in hộp và seal máy cho một chiếc smartphone chỉ vài chục nghìn mà giá bán tăng thêm vài trăm (có máy chênh lệch hơn cả triệu đồng) sao lại không làm nhỉ?
Có thể phân biệt được hàng dựng thông qua vỏ hộp không? Câu trả lời là rất khó, với người chuyên nghiệp thì còn có khả năng nhưng với người dùng bình thường thì có lẽ không phân biệt được.
Hàng đã đóng seal máy chờ đóng hộpTuy nhiên, việc máy nhập về Việt Nam còn nguyên seal nguyên hộp chuẩn không phải là không có. Ở những máy vừa mới ra mắt, hàng xách tay về cực kì ít và đa số là hàng nguyên seal, nguyên hộp chuẩn từ nhà sản xuất.
Còn với các máy đã có tuổi đời từ 1 năm trở lên, hàng nguyên seal chuẩn rất hiếm thậm chí không có, đa phần là hàng dựng lại hộp và seal máy để bán với giá cao hơn. Với những loại này, có thể máy thuộc hàng likenew được đóng lại và cũng có thể là hàng vỏ xấu được dựng lại cả vỏ,...
Về phần phụ kiện trong hộp, đa phần các máy dựng hộp, seal để bán thường được cho hàng linh kiện vào hộp để giảm giá thành. Còn việc hàng linh kiện loại nào thì thuộc về cái tâm của người dựng máy. Dĩ nhiên, sẽ không có phụ kiện Zin đi kèm.
[media=https://www.youtube.com/watch?v=9NkLwVuXEpA][/i]Cách đóng seal một chiếc iPhone 6Kết
Với công nghệ dựng máy hiện nay, thực sự rất khó phân biệt một chiếc máy đúng hàng mới nguyên. Vì thế cũng đừng quá tin tưởng hàng nguyên seal mà không kiểm tra kỹ lưỡng máy.
Kết lại một điều rằng: Hàng fullbox nguyên seal tại Việt Nam vẫn có, tuy nhiên rất ít và hiếm. Và của hiếm thì không có giá rẻ, nên nhìn nhận thị trường một cách khách quan nhất và cũng không nên quá tin tưởng vào lời quảng cáo của các cửa hàng.
- iPhone lỗi vân tay bán giá rẻ xuất hiện rầm rộ thị trường Việt
- 6 thuật ngữ về hàng xách tay tại Việt Nam, không phải ai cũng biết!