Đối với nhiều người thì mua một chiếc smartphone thuộc dòng flagship cũ có lẽ sẽ là lựa chọn phù hợp hơn so với mua smartphone mới. Nhưng không phải bất cứ điện thoại cũ nào cũng đều tốt nếu chúng ta không biết chọn đúng.
Với trình độ và kỹ thuật 'dựng' máy như hiện nay. Rất khó để chúng ta lựa chọn được một chiếc điện thoại cũ nguyên bản và hoạt động tốt. Dưới đây là một số cách lựa chọn để phần nào giúp bạn tìm được một chiếc điện thoại tốt cho mình.
1. Kiểm tra ngoại hình bên ngoài
Ngoại hình bên ngoài không phải là không cần thiết, một chiếc điện thoại cũ đã qua sử dụng thì không thể quá khắt khe từng chi tiết nhỏ. Nhưng nếu máy trầy xước hay cấn móp quá nhiều, cũng có thể nói lên được một phần chất lượng phần cứng bên trong, đã bị ảnh hưởng do va đập từ đời chủ trước.
Đặc biệt, cần kiểm tra màn hình xem có xước nhiều không, bởi vì nếu xước quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới độ hiển thị của màn hình.
Kiểm tra camera trước, sau xem có lệch không, kính camera có xước hay không, lớp màu tím chống tia UV có còn hay không,... Điều đó phần nào nói lên rằng thiết bị của bạn có đã bị tháo ra thay thế hay chưa.
Ngoại hình máy cũng nói lên một phần chất lượng phần cứng bên trong.
Tiếp sau đó, hãy mở nắp lưng máy (nếu có) để kiểm tra tem IMEI xem trùng với máy không, ốc của máy có dấu hiệu bị xước do tháo ra hay chưa, lớp quỳ tím trong máy có bị đổi màu hay vẫn còn màu trắng. Nếu IMEI không trùng, ốc bị xước nhiều hay quỳ tím đổi màu thì đừng nên lấy chiếc máy như thế.
Một số điểm cần lưu ý khi mua máy cũ xách tay.
2. Xem thông số cấu hình
Nghe có vẻ như thừa thải nhưng cũng rất quan trọng. Ngoài thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều mẫu điện thoại nhái theo các mẫu smartphone đình đám của các hãng. Với ngoại hình cực kì giống và chỉ khác cấu hình máy như độ phân giải màn hình, CPU, RAM,... Vì thế, nếu không kiểm tra chúng ta có thể mua nhầm các loại hàng nhái này.
Cpu Z là phần mềm có thể kiểm tra cấu hình máy.
Hãy bật máy lên sử dụng thử, tải các game hay ứng dụng về sử dụng xem có xảy ra tình trạng lag khi chơi hay không. Các máy 'dựng' thường không có sự lắp ráp đúng chuẩn, khiến máy hoạt động không ổn định gây hiện tượng giật lag, sập nguồn, hao pin hay nóng máy trong quá trình sử sụng.
Ngoài ra, cần kiểm tra các chức năng cở bản như loa, mic đàm thoại, tai nghe bằng cách thực hiện một cuộc gọi cho ai đó hay đơn thuần là gọi cho tổng đài.
3. Kiểm tra phần cứng
Phần cứng ở đây như màn hình, các tính năng,... Về phần màn hình, vì là món dễ bị tráo đổi thay thế nhất nên cũng là thứ cần kiểm tra nhất.
Hãy mở máy lên, kiểm tra về màu sắc hiển thị xem có chuẩn không, có các màu sắc hay đốm sáng thất thường hay không, màn hình cảm ứng xem có chỗ nào chết cảm ứng hay không, độ nhạy cảm ứng có đáp ứng nhanh không,... Lưu ý, một số loại màn hình lô loại A vẫn cảm ứng tốt nhưng không nhạy như màn hình chuẩn.
Xem thêm: Một số mẹo để nhận biết màn hình iPhone 'zin' khi mua máy cũ
Kiểm tra kỹ màn hình khi mua máy cũ.
4. Chọn nơi bán hàng có uy tín
Dù có trang bị kiến thức đầy đủ tới đâu, nhưng cửa hàng uy tín vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Hãy tìm một cửa hàng có uy tín để đến mua máy, nếu không thì cần nhờ bạn bè, người quen hoặc tham khảo trên các diễn đàn xem các cửa hàng tính mua có dính 'phốt' nào không.
Hiện tại có rất nhiều loại điện thoại được dựng rất tinh vi, vì thế không thể có thể phân biệt tuyệt đối chính xác. Lúc này chúng ta cần ở đây là sự uy tín cùng chế độ hậu mãi của cửa hàng.
Sau khi kiểm tra máy, hay hỏi rõ ràng về chế độ bảo hành, có nguồn hay màn hình hay không, xước nhẹ có được bảo hành không,... Có rất nhiều trường hợp người dùng đã bị từ chối bảo hành do không nắm rõ vấn đề này và để cửa hàng qua mặt, từ chối bảo hành.
Nguồn và màn hình thường không được bảo hành khi mua hàng xách tay.
5. Tạm kết
Khi mua điện thoại cũ, bạn cần phải nắm được mức giá chung dành cho sản phẩm điện thoại cần mua là bao nhiêu. Hãy dạo qua các cửa hàng chuyên bán đồ cũ, xem một vòng các diễn đàn mua bán, trao đổi thiết bị công nghệ để nắm được giá chung cho chiếc smartphone bạn định mua.
Tùy thuộc vào tình trạng sản phẩm, bạn có thể trả giá thấp hơn so với mức giá chung này. Nếu như sản phẩm vẫn còn rất mới (ít sử dụng, hoàn toàn không bị xước hoặc hư hại gì), trả giá cao hơn so với mức giá chung có thể coi là chấp nhận được.
Xem thêm: Flagship cũ, vì sao hàng xách tay vẫn bán chay?