Thương mại điện tử (TMĐT) là một khái niệm không còn xa lạ gì đối với các nước phát triển trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, loại hình kinh doanh vẫn còn khá mới mẻ và chỉ mới nở rộ tại trong một vài năm gần đây.
TIN LIÊN QUAN
Lazada sắp rút khỏi Việt Nam?
Rào cản của thương mại điện tử
Doanh nghiệp thương mại điện tử chờ... chết
Alibaba và giấc mộng hồi sinh báo in
Để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động TMĐT cũng như những đóng góp tích cực mà TMĐT mang lại, phóng viên báo Người Tiêu Dùng có buổi trao đổi với ông Nguyễn Hữu Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Rồng Việt về lĩnh vực này.
Ông Nguyễn Hữu Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Rồng Việt
TMĐT đang ngày càng phổ biến và thu hút lượng lớn người dùng. Tuy nhiên thực tế đã xuất hiện không ít trường hợp lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng (NTD). Vậy nguyên nhân do đâu?
Ông Nguyễn Hữu Tiến: TMĐT thường được hình dung đến hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử, người mua và người bán có thể trao đổi đầy đủ thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch.
Tại Việt Nam, phần lớn những người tham gia giao dịch, mua sắm trên mạng là những người thuộc nhân viên văn phòng, sinh viên. Nhưng con số tham gia sử dụng vẫn khá khiêm tốn cộng với số người không biết hoặc không nghe nói đến khái niệm TMĐT. Nếu biết thì cũng “mơ hồ”.
Bên cạnh đó, việc một số tổ chức, cá nhân lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết của người dân để lừa đảo trong quá trình giao dịch điện tử khiến cho lòng tin của người tiêu dùng ngày càng bị đánh mất và luôn nghi ngại khi giao dịch trực tuyến. Do đó, người tiêu dùng lựa chọn thương mại truyền thống để đảm bảo an toàn thay vì giao dịch trực tuyến.
TMĐT giúp người mua và người bán đến gần nhau hơn, tuy nhiên trong hoạt động này còn nhiều thách thức. Ông đánh giá như thế nào về những thách thức này?
Ông Nguyễn Hữu Tiến: Thách thức tất nhiên là lớn, nhất là khi Hiệp định TPP được ký kết, hàng hóa chất lượng cao của nước ngoài với giá cả rẻ sẽ tràn vào, họ có thế mạnh về vốn, về công nghệ và hiển nhiên các làng nghề truyền thống tại Việt Nam sẽ bị lép vế. Do đó, chúng ta cũng phải biết tự sàn lọc sản phẩm, nếu sản phẩm nào chưa được ta cho “out” ra ngoài, sản phẩm nào tốt ta đưa vào thị trường giao dịch.
TMĐT Việt Nam là một sân chơi rộng nhưng nếu ai biết tạo cho mình một đặc trưng riêng thì người đó sẽ nắm được thị trường và sẽ phát triển được tốt.
Sự ra đời của site allunee nhằm phân loại và tập hợp các sản phẩm tốt đáp ứng từng đối tượng, từ đó gắn kết sản phẩm doanh nghiệp lại để tạo ra bản sắc riêng.
Chúng ta cần tương trợ lẫn nhau về mặt chiến lược, về quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và ngay cả tương trợ về vốn khi đoàn kết thống nhất thành khối. Khi kết hợp lại với nhau, chúng ta có thể giảm được tất cả các chi phí xuống và tạo ra được lợi thế cạnh tranh.
Được biết Công ty Thiên Rồng Việt chuẩn bị ra mắt trang TMĐT mang tên allunee trong bối cảnh nhiều trang TMĐT rơi vào phá sản vì thiếu vốn, như thế có mạo hiểm không thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Tiến: Tại Việt Nam có rất nhiều trang TMĐT, nhưng để có được một trang tin TMĐT mang nét riêng, bản sắc riêng như đưa các sản phẩm làng nghề của người Việt giao dịch trên sàn điện tử thì đến nay vẫn chưa có. Hơn nữa, trang TMĐT mà có thể “đến tay” với bất kỳ người dân nào với mục đích sử dụng sản phẩm tối ưu hay có chính sách giá tốt đến tay người tiêu dùng giá thì cũng chưa.
Thiên Rồng Việt chọn cho mình một hướng riêng, cách làm kết hợp giữa truyền thống và hiện đại nhằm tạo ra một TMĐTcó đặc trưng riêng mang thương hiệu Allunee (viết tắt từ all you need, mọi điều bạn cần –PV).
Thời gian vừa qua, có nhiều khiếu nại của NTD về tình trạng bán hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc chất lượng dịch vụ kém khiến NTD dần mất niềm tin vào mua hàng trực tuyến. Ông đã tính đến rủi ro này xảy ra tại allunee?
Ông Nguyễn Hữu Tiến: Thấu hiểu được nỗi lo lắng của người Việt Nam về TMĐT, chúng tôi hạn chế tối đa những rủi ro khi vận hành allunee. Đơn cử, khi người tiêu dùng tương tác trên Allunee sẽ được bảo vệ bởi các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Sự khác biệt giữa Allunee.com và các trang thương mại khác để thu hút người tiêu dùng thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Tiến: Với mô hình kinh doanh khép kín theo chuỗi 5 trong một gồm: khách sạn nhà hàng cà phê, siêu thị đặc sản và tour du lịch. Bằng môi trường kinh doanh này, khách hàng sẽ luôn được đặt trong chế độ “an toàn”, giá cả cạnh tranh và chế độ hậu mãi tốt.
Allunee tham vọng đưa những đặc sản các vùng miền để người tiêu dùng cũng có thể tiếp cận từ đó tạo cơ hội cho làng nghề Việt cạnh tranh và phát triển. Bên cạnh đó, còn là cầu nối giữa làng nghề với người tiêu dùng. Allunee ra đời nhằm phân loại và tập hợp các sản phẩm tốt đáp ứng từng đối tượng, từ đó gắn kết sản phẩm doanh nghiệp lại để tạo ra bản sắc riêng.
Cảm ơn ông!
Theo Bình Phương/Người tiêu dùng