Những hình ảnh khó tin nhưng có thật này khiến người xem hoài nghi về sự có hay không sự can thiệp của công nghệ photoshop.
Đây là một trong những hình ảnh khó tin nhưng có thật gây tranh cãi nhiều nhất. Có rất nhiều người khẳng định con cáo đỏ trong bức ảnh đã được kéo dài chân bởi công nghệ photoshop. Tuy nhiên thực sự hoàn toàn ngược lại, đây hoàn toàn là ảnh thật không qua chỉnh sửa. Sinh vật trong bức ảnh là sói bờm, tên khoa học là Chrysocyon brachyurus, loài sói có dáng dấp giống cao đỏ nhưng đôi chân thon dài dị biệt. (Nguồn Sina).
Những con linh dương này bị kéo dài cổ? Hoàn toàn không phải, đây là linh dương Gerenuk, loài linh dương cổ dài đặc biệt, chiếc cần cổ dài của chúng có thể giúp chúng hái được những chiếc lá trên cao. (Nguồn Sina).
Đây là một con dơi hay một loài sóc bay ra đời nhờ công nghệ lai của photoshop? Thực tế, đây là sinh vật có thật tên là vượn cáo bay, tên khoa học Galeopterus variegates. Chúng mang thân hình của khỉ, nhưng lại có cánh như dơi, có tập tính sống về đêm, trốn trên các cây cao, ít khi xuống đất. (Nguồn Sina).
Đây là con gì? Nhiều người đã thắc mắc như vậy ngay khi nhìn vào hình ảnh này, thậm chí còn có người cho rằng đây là hình ảnh cắt ra từ một bộ phim có đề tài viễn tưởng. Thực tế, đây là loài động vật có tên Fossa, loài động vật hữu nhũ ăn thịt hình dạng giống mèo, đặc hữu tại Madagascar. Đây là thành viên thuộc họ Eupleridae, bộ Ăn thịt có họ hàng gần với họ Cầy mangut. (Nguồn Sina).
Chim công trắng là kết quả của sự đột biến gene dẫn đến sự thiếu hụt melanin. Chúng không phải những con công bạch tạng như nhiều người vẫn tưởng mà là một phân loài của chim công xanh. Công trắng có đôi mắt xanh tuyệt đẹp và bộ lông trắng muốt đẹp không tưởng. (Nguồn Sina).
Cho tới nay, chỉ có một con tuần lộc trắng cực hiếm xuất hiện ở Lapland, Phần Lan. Tuần lộc trắng không phải là bạch tạng, chúng chỉ bị đột biến và hiện tượng đột biến này cực kỳ hiếm. Ở Tây Bắc Cực, tuần lộc trắng được coi là biểu tượng của sự may mắn và kỳ diệu. (Nguồn Sina).
Sóc bay Nhật Bản, chúng có thể đứng và di chuyển trên những cành cây mảnh dẻ tưởng như rất nguy hiểm. Đây hoàn toàn không phải ảnh ghép. (Nguồn Sina).
Loài hươu ma cà rồng này hoàn toàn có thật, chúng là một loài hươu bản địa Trung Quốc nhưng đã có mặt ở nhiều nơi khác như miền Đông nước Anh. Hươu ma cà rồng có đặc trưng là những chiếc răng nanh dài và không có gạc. Khi đánh nhau chúng sẽ sử dụng những chiếc nanh, có thể sủa để đưa ra một cảnh báo cấp cap khi bị đe dọa. (Nguồn Sina).
Những con chim này đã được tô màu đôi chân? Không phải, đây là loài chim booby chân xanh, màu xanh lam của chân chim booby có được một phần nhờ các chất dinh dưỡng trong cá tươi, chân càng xanh đậm thì chúng càng khỏe mạnh và có nguồn gene tốt. (Nguồn Sina).
Chuột nhảy từ lâu đã là loài động vật kỳ lạ gây được nhiều sự chú ý nhờ ngoại hình của mình. Nhiều người không tin loài động vật này có thật cho đến khi được cung cấp những hình ảnh và tư liệu khoa học về chúng. (Nguồn Sina).
Cáo tai to châu Phi hay cáo Fennec châu Phi cũng vậy, chúng từng được gọi là sinh vật tưởng tượng do khác biệt nhiều với các đồng loại họ Cáo của mình. Tuy vậy, loài động vật này hoàn toàn có thật, đôi tai to bất thường là để thích nghi với môi trường sống trong sa mạc của chúng. (Nguồn Sina).
Bạch tuộc Dumbo không phải là một sinh vật được con người sáng tạo, đây là loài động vật có thật. Chúng được biết đến với chiếc đầu có hình thù kỳ lạ, vây nhô ra trên đầu giống như tai của chú voi biết bay Dumbo trong bộ phim hoạt hình cùng tên của Walt Disney. (Nguồn Sina).
Chim dẽ mỏ thìa, loài động vật kì lạ có chiếc mỏ chẳng khác nào một chiếc thìa. Có tên khoa học là Eurynorhynchus pygmeus, đây là một loài chim trong họ Scolopacidae, sinh sản ở đông bắc Nga và trú đông ở Đông Nam Á. Hiện số lượng loài còn cực ít và đang bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng. (Nguồn Sina).
Cập nhật: 21/10/2016
Theo kienthuc