Nhà máy hạt nhân Fukushima đã phải hứng chịu đợt thiệt hại nặng nề vào năm 2011 sau một trận động đất và sóng thần. Thật ra, chính phủ và cả TEPCO đã công bố kế hoạch xả nước ra Thái Bình Dương vào hồi tháng 4 năm nay. Quyết định này đã vấp phải sự phản đối dữ dội bởi ngư dân, cư dân và các nước láng giềng của Nhật Bản, bao gồm Trung Quốc và Hàn Quốc.
Lượng nước từ nhà máy tồn động sau thảm hoạ kép động đất, sóng thần 2011, và cả nước của hệ thống làm mát nhà máy, nước mưa, cả nước ngầm bị nhiễm xạ. Lượng nước giờ đây đã chiếm khoảng 1,000 bể chứa khổng lồ và dự kiến sẽ đạt đến công suất cuối năm 2022. Do đó, các quan chức Nhật Bản cho rằng việc xử lý nước là điều cần thiết để vô hiệu hoá nhà máy, và giải pháp thải ra đại dương là cách thực tế nhất.
Thủ tướng Kishida cho biết chính phủ sẽ cố gắng hết sức để giải quyết những lo ngại của người dân về việc xả nước có thể ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt cá và các ngành công nghiệp liên quan khác. “Chúng tôi sẽ giải thích về sự an toàn của việc xử lý nước từ quan điểm khoa học và tính minh bạch để xoá tan mọi lo lắng” - thủ tướng Kishida cho biết.
Nhật Bản đã yêu cầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế hỗ trợ để đảm bảo công tác xả nước thải đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn toàn cầu, bao gồm cả việc xử lý nước sao cho nồng đồ phóng xạ thấp hơn mức giới hạn.
Theo AP
nhậtnhật bảnfukushimathủ tướngnước nhiễm phóng xạfumio kishida