Vũ trụ quá rộng lớn, khoa học kỹ thuật lại có hạn
Nếu như những hành tinh mới, những thông tin bí ẩn về vũ trụ được các nhà khoa học phát hiện ra đều khiến người yêu thích tìm hiều về không gian vô cùng hưng phấn, phải vậy không? Vũ trụ quá rộng lớn, khoa học kỹ thuật lại có hạn, số lượng các ngôi sao quá nhiều, dù bất kỳ thời điểm nào phát hiện ra điều mới lạ của vũ trụ, cảm giác của fan hâm mộ lại vô cùng phấn khích phải không?
Một là con cố thể hiện sự cô độc lẻ loi. Chúng ta đều biết rằng, hàng tháng đều có một mặt trăng quay quanh trái đất. Tuy nhiên, gần đây, trung tâm thiên văn học của Mỹ là NASA lại thông báo rằng, trái đất có thể có thêm mặt trăng thứ 2. Thật vậy không? Thông tin này khiến người đọc vô cùng khó tin.
Cũng không loại trừ trường hợp có một mặt trăng thứ 2 quay quanh trái đất. Nhưng, 2 mặt trăng sẽ tốt hơn 1 phải không?
Các kết quả của cục quản lý hàng không và không gian cho biết, mặt trăng thứ 2 này đã quay quanh trái đất gần một thế kỷ. Một tư liệu khác được nhà thiên văn học Paul Chodas thuộc trung tâm hàng không và vũ trụ của Mỹ cho biết: “Theo như tính toán của chúng tôi, đến năm 2016, HO3 sẽ là một hành tinh vận hành ổn định quanh địa cầu và đạt chuẩn vệ tinh (quasi-satellite). Từ thời điểm tính toán đến nay, cũng đã trải qua nửa thế kỷ rồi.” Anh còn cho biết, 2016 HO3 sẽ còn chạy ổn định quanh trái đất trong nhiều thế kỷ nữa. Tin tức này khiến các fan hâm mộ thiên văn học vô cùng hưng phấn.
Quỹ đạo của 2016 HO3 nghiêng khoảng 8 độ, chạy quanh mặt trăng 365.93 ngày, so với thời gian trái đất chạy quanh mặt trời thì ít hơn một chút. Các nhà khoa học đặc biệt nhấn mạnh, 2016 HO3 có quỹ đạo ổn định, khoảng cách xa, nên không cần lo rằng về việc nó va phải trái đất. Thực tế hơn, hành tinh nhỏ này có đường kính khoảng 40 đến 100 mét, nó giống như đang khiêu vũ, xoay tròn quanh địa cầu. Khoảng cách của 2016 HO3 so với trái đất, ở vị trí gần nhất, nó cách trái đất gần 14,5 triệu km và ở khoảng cách xa nhất là 38,6 triệu km.
2016 HO3 là một vệ tinh lấy mặt trời làm trung tâm để xoay tròn. Nhưng lúc ở gần trái đất, nó cũng chịu ảnh hưởng bởi lực hút của địa cầu mà lệch khỏi quỹ đạo. Vì thế Paul Chodas cho biết: “Thoạt nhìn, nó giống như đang nhảy một vũ đạo ngắn cùng địa cầu.”
Thật lãng mạn! Paul Chodas miêu tả ngôi sao nhỏ vô cùng lãng mạn và ngọt ngào, một ngôi sao khiêu vũ cùng địa cầu. Điều này gợi cho con người cảm nhận được đầy đủ vẻ đẹp của vũ trụ. Thật khó tưởng tượng nổi, hiện tại trái đất lại có một chuẩn vệ tinh.
San San