Chiếc Deep Sea Special số 35 này chưa từng được bán ra thị trường, mà chỉ dành cho “những bảo tàng khoa học, công nghệ và đồng hồ danh tiếng nhất, cùng những nhà bán lẻ và đối tác cấp cao đáng tin cậy nhất từng đóng góp công sức phát triển sản phẩm” làm hiện vật trưng bày.
Nhắc lại chuyến đi ngày 23/01/1960, con tàu ngầm Bathyscaphe Trieste lặn xuống vực Mariana, treo ở mũi tàu là chiếc Deep Sea Special mang mã số 3. Chiếc đồng hồ tạo nên lịch sử này hiện đang được trưng bày ở viện bảo tàng Smithsonian, Washington D.C, Mỹ. Vài chiếc DSS khác cũng được trưng bày ở bảo tàng Beyer, bảo tàng khoa học London và bảo tàng Piccard ở Nyon, Thụy Sỹ.
Giám đốc mảng đồng hồ của nhà đấu giá Phillips, Alexandre Ghotbi cho rằng: “DSS là chiếc đồng hồ định hình Rolex của ngày hôm nay. Triết lý thiết kế phía sau sản phẩm ấy đã giúp Rolex tập trung tạo ra những chiếc tool watch nói chung và đồng hồ lặn biển nói riêng. Không có DSS thì cũng sẽ không có những chiếc Submariner hay Sea Dweller của ngày hôm nay. DSS là chiếc đồng hồ chưa bao giờ được bán ra thị trường, vậy nên sự hiện diện của một chiếc như vậy trên sàn đấu giá hẳn sẽ là một sự kiện quan trọng đối với cả những nhà sưu tầm lẫn người quan tâm, rất nhiều năm mới có một lần.”
Dự kiến, chiếc Deep Sea Special số 35 này sẽ được bán đấu giá trong khuôn khổ sự kiện The Geneva Watch Auction lần thứ XIV, tổ chức từ ngày 05 đến 07/11, với mức giá dự đoán rơi vào khoảng từ 1,3 đến 2,6 triệu USD.
Còn về kỷ lục, mãi đến năm 2019, kỷ lục đồng hồ lặn biển sâu nhất mới được phá vỡ, lần này là với con tàu lặn DSV Limiting Factor do nhà thám hiểm Victor Vescovo điều khiển, với độ sâu chinh phục được là 10.928 mét, ở bên ngoài mũi tàu là chiếc Planet Ocean Ultra Deep Professional của Omega.
Đọc thêm: Thế giới đồng hồ và những cái nhất (cho đến thời điểm bây giờ)
kỷ lụcphillipsđấu giáđồng hồ cơrolexđồng hồ lặnkỷ lục lặn biểnvực mariana