Là nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, cuộc đời của Lý Chiêu Hoàng trải qua nhiều sóng gió nhất trong lịch sử hoàng đế Việt Nam. Bà từng xuống tóc đi tu, sau khi phải nhường ngôi báu.
Triều kết: Nữ hoàng đế Lý Chiêu Hoàng
Lý Chiêu Hoàng – 7 tuổi lên ngôi vua
Từ khi được thái tổ Lý Công Uẩn sáng lập năm 1009, trải qua quá trình hưng thịnh, đến đời của những vua như Cao Tông, Huệ Tông, nhà Lý đã suy yếu hẳn.
Lý Huệ Tông không có con trai, về cuối đời chỉ lo ham chơi, rượu chè, quyền lực nằm trong trong tay Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ ép vua nhường ngôi cho con gái mới chỉ lên 7 tuổi. Sự kiện này là bước ngoặt của vương triều Lý và sự bắt đầu của nhà Trần. Nó cũng làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Lý Chiêu Hoàng.
Lý Chiêu Hoàng (1218-1278) tên thật là Lý Phật Kim, sau đổi tên thành Lý Thiên Hinh. Bà là con gái của vua Lý Huệ Tông và hoàng hậu Trần Thị Dung.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Chiêu Hoàng lên ngôi vào tháng 6 năm Ất Dậu (năm 1225) và nhường ngôi vào tháng 11, chỉ vỏn vẹn gần nửa năm trên ngai vàng.
Tháng 11 năm Ất Dậu (1225), Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông). Kể từ đây, ngôi báu của họ Lý chính thức được nhường lại cho họ Trần sau “cuộc hôn phối chính trị”.
Sau khi nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng được phong làm Hoàng hậu, trở thành vị Hoàng hậu trẻ tuổi nhất trong lịch sử – Lý Thiên Hinh, vì khi đó bà mới 7 tuổi. Bà chung sống với Thái Tông hoàng đế hơn 10 năm, tình cảm khá sâu sắc, được Thái Tông rất yêu thương và kính trọng.
Tượng thờ bà Lý Chiêu Hoàng
Số phận bi đát của nữ hoàng đế đầu tiên
Năm Quý Tỵ, Thiên Ứng Chính Bình thứ 2 (1233), Lý hoàng hậu hạ sinh ra Thái tử Trần Trịnh, nhưng Thái tử chết ngay sau khi sinh không lâu.
Năm Đinh Dậu, Thiên Ứng Chính Bình thứ 6 (1237), Thái sư Trần Thủ Độ cùng Thiên Cực công chúa lo sợ huyết thống hoàng gia bị đứt đoạn, nên ép Thái Tông phải bỏ Lý Thiên Hinh để lấy chị dâu là Thuận Thiên công chúa đang có thai 3 tháng. Thái Tông hoàng đế phản đối, đang đêm trốn khỏi kinh thành để lên gặp sư Phù Vân ở Yên Tử nương nhờ. Thái sư vừa dỗ vừa gây sức ép, cuối cùng hoàng đế cũng phải chịu nghe theo.
Thuận Thiên công chúa được lập làm Hoàng hậu thay thế. Lý Thiên Hinh bị giáng làm Chiêu Thánh công chúa, không rõ hành trạng của bà trong thời gian sau khi bị giáng tước.
Thế nhưng, duyên nghiệp của vị nữ hoàng duy nhất vẫn chưa kết thúc. Sau cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất (1257-1258), bà lại được phục hồi chức vị công chúa và được đem gả cho Lê Phụ Trần, người lập nhiều chiến công trong kháng chiến, có công cứu giá vua Trần Thái Tông.
Nếu không kể những ngày trước khi làm vua, có lẽ thời gian sống với Lê Phụ Trần là quãng đời đẹp nhất trong cuộc đời nhiều biến cố của bà.
Trong 20 năm chung sống bên chồng mới, Chiêu Thánh sinh được 2 con. Có tài liệu cho rằng con trai đầu chính là danh tướng Trần Bình Trọng – người đã hy sinh lẫm liệt trong kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai với câu nói nổi tiếng “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
Trong lịch sử Việt Nam, Lý Chiêu Hoàng là vị nữ hoàng đế đầu tiên
Cái chết đầy bí ẩn của vị nữ hoàng đế đầu tiên
Năm 1278, bà qua đời ở tuổi 60 trong một lần về thăm quê ở Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh). Về sau, bà được thờ ở đền Rồng ngay tại quê nhà.
Tương truyền, bà về thăm quê Cổ Pháp (Bắc Ninh) thì qua đời tại đó, tóc bà vẫn đen nhánh, môi vẫn đỏ như son, má vẫn tươi như hoa đào. Bà được táng ở bìa rừng Báng, phía tây Thọ Lăng Thiên Đức. Bà được người đời sau lập đền thờ, gọi là Long miếu (đền Rồng). Sở dĩ Chiêu Hoàng không được thờ chung tại đền Đô mà phải thờ riêng vì bà là người bị xem là có tội với dòng họ Lý khi để mất nhà Lý.
Đền Rồng thờ vua bà Lý Chiêu Hoàng ở Bắc Ninh
Từ khi sinh ra cho đến khi từ biệt cõi đời, với bao biến cố đã khiến Lý Chiêu Hoàng trở thành một người có số phận lạ lùng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với 7 lần ở những danh vị khác nhau: Công chúa triều Lý, Hoàng Thái tử nhà Lý, nữ hoàng đế nhà Lý – nữ hoàng đế đầu tiên của Việt Nam, Hoàng hậu nhà Trần, Công chúa nhà Trần, Sư cô (thời Trần) và Phu nhân tướng quân nhà Trần. Nhưng có lẽ mọi người về sau vẫn sẽ nhớ mãi bà là vị nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Mỗi khoảnh khắc đầu tiên đều mang lại những cảm xúc đặc biệt – hãy chia sẻ câu chuyện ý nghĩa của bạn với TCNShop – đơn vị đầu tiên mang iPhone Xs Plus về Việt Nam.