"Bí quyết" sống lâu trong thế giới tự nhiên

GD&TĐ - Tôm hùm Mỹ, thuỷ tức, sứa biển hay thông Bristlecone đều có thể bị giết chết bởi các yếu tố ngoại vi. Nhưng nếu không gặp những điều bất lợi trên, chúng có thể sống rất thọ từ hàng trăm, hàng ngàn năm, thậm chí có thể bất tử.

"Bí quyết" sống lâu trong thế giới tự nhiên

Đây cũng là khao khát của loài người, bởi vậy chúng ta không khỏi tò mò về 'bí quyết' của những sinh vật này.

Những loài có khả năng 'hack' tuổi

* Thông Bristlecone: Đây là một loài cây sống tại Bắc Mỹ. Chúng sinh sôi nảy nở tại đây từ hơn 5.000 năm trước, cùng thời điểm mà thành Troy ở Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử nhân loại, bao triều đại đổi thay, thông Bristlecone vẫn sống tốt và khoẻ mạnh trên những vùng đất khô cằn. Tuy vậy, thời gian cũng hằn lên những cái cây 'siêu' cổ thụ này không ít 'nếp nhăn'. Một trong những điều đáng sợ của việc sống lâu là các tế bào sẽ bị đột biến từ các độc chất tích luỹ trong môi trường. Thế nhưng trải qua 5 thiên niên kỷ, loài Bristlecone dường như chẳng thay đổi gì mấy. Một nghiên cứu hồi 2001 so sánh bụi và phấn hoa của loài này ở giai đoạn hiện nay và trở về các thời điểm trước đó, kéo dài tới 4.700 năm trước, cho thấy chúng gần như không bị đột biến. Chưa kể, mô mạch ở những cây cổ thụ vẫn 'tráng kiện' như những cây non vừa đến tuổi niên thiếu.

* Tôm hùm Mỹ: Tuy không sống thọ như thông Bristlecone, nhưng loài sinh vật biển này có một khả năng mà ai cũng mong muốn. Chúng có thể mọc lại cả một chiếc càng nếu chẳng may nó bị mất do tai nạn. Theo nghiên cứu, năng lực trên dường như có liên quan tới sự thay đổi của DNA loài tôm hùm. Các nhiễm sắc thể của các loài động vật có một điểm đặc biệt ở phía đầu của chúng, gọi là telomere. Các telomere có tác dụng bảo vệ phần DNA ở trong không bị phá hoại. Song trong quá trình phân bào và nhân đôi nhiễm sắc thể, các telomere bị giảm dần đi chiều dài.

Nguyên nhân của việc này là các enzyme dùng để tổng hợp DNA mới từ DNA gốc không 'đọc' được tới cùng đoạn nhiễm sắc thể. Các nhà khoa học nhận ra các đoạn telomere càng ngắn đi thì các tế bào có vòng đời càng thấp. Nhưng đối với tôm hùm Mỹ, chúng đã 'hack' được quá trình trên bằng cách tạo ra một enzyme đặc biệt có chức năng 'kéo dài' các telomere, gọi là telomerase. Một nghiên cứu hồi 1998 cho thấy enzyme trên có mặt ở mọi cơ quan của loài này. Người ta suy ra rằng chính nó đã giúp các tế bào của tôm hùm luôn luôn khoẻ mạnh và có tuổi thọ không đổi dù cho có phân bào bao nhiêu lần trong đời.

* Sứa biển: Một trường hợp gần như bất tử khác là sứa biển. Vòng đời của sứa biển như sau: Khi tinh trùng và trứng của loài này gặp nhau, chúng tạo thành hợp tử và phát triển lên ấu trùng. Nhưng ấu trùng này không phát triển trực tiếp lên thành sứa hoàn chỉnh, mà 'rơi' xuống đáy biển rồi tạo thành mầm polyp có cấu trúc dạng nhánh. Những mầm polyp lại tiếp tục nhân bản vô tính tương tự thuỷ tức thành các mầm polyp khác. Về sau, những mầm polyp trên mới nở ra các con sứa và chúng mới bắt đầu có giới tính. Rồi đám sứa trưởng thành này mới sinh ra tinh trùng và trứng để lặp lại chu kỳ trên.

Dù vậy, bí mật về sự bất tử của sứa biển vẫn chưa được bật mí. Các nhà khoa học đoán rằng có thể tế bào gốc cũng chính là đáp án ở trường hợp của loài này. Chúng có thể phát triển đủ mạnh để thay thế các tế bào thông thường đã già yếu. Song đến giai đoạn 'dậy thì', dường như việc phải trở nên 'khác biệt' nằm ngoài khả năng của các tế bào gốc. Và quá trình sinh sản đòi hỏi cơ thể phải bỏ ra rất nhiều tài nguyên đến mức làm hao tổn tuổi thọ của sinh vật.

Thủy tức - nhà vô địch tuổi thọ

Với khả năng tái sinh liên tục, thủy tức là loài động vật duy nhất không chịu ảnh hưởng của quá trình lão hóa. Theo tác giả nghiên cứu Daniel Martinez, nhà sinh học ở Đại học Pomova, California, Mỹ, phần lớn các tế bào cơ thể của loài này đều là tế bào gốc. Các tế bào có thể phân chia liên tục và khác với mọi loại tế bào trong cơ thể. Ở người, dạng tế bào này chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu phát triển phôi thai. Ngược lại, thủy tức thường xuyên trẻ hóa cơ thể với những tế bào mới.

Trong một nghiên cứu, nhóm của Martinez tạo ra những hòn đảo thiên đường nhỏ cho 2.256 con thủy tức. Họ muốn cung cấp điều kiện sống lý tưởng cho loài vật. Mỗi cá thể ở trong một chiếc đĩa riêng, với nước thay ba lần một tuần và thức ăn là tôm biển tươi. Sau 8 năm, các nhà nghiên cứu không tìm thấy dấu hiệu lão hóa ở thủy tức được nuôi. Tỷ lệ tử vong hàng năm giữ nguyên ở 1/167 con thủy tức, bất kể độ tuổi. Tương tự, số thủy tức có khả năng sinh sản vẫn ở mức 80%, trong khi 20% còn lại chịu ảnh hưởng từ điều kiện thí nghiệm. 'Tôi tin chắc một cá thể thủy tức có thể sống bất tử trong điều kiện phù hợp', Martinez nói.

Thực tế, trong môi trường tự nhiên, bệnh dịch, thú săn mồi và ô nhiễm nguồn nước thường giết chết thủy tức trước khi chúng đạt đến độ bất tử. Tuy nhiên, nghiên cứu thủy tức có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu lý do khiến phần lớn động vật lão hóa

TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm tấn vàng và sóng hấp dẫn sản sinh sau vụ sáp nhập của hai ngôi sao neutron

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện sóng hấp dẫn sinh ra khi hai ngôi sao neutron siêu đặc nằm cách Trái Đất 130 triệu năm ánh sáng xảy ra va chạm và hợp nhất. Theo Iflscience, trong buổi họp báo tối qua tại Washington DC, Mỹ, đài quan sát

Kì lạ loại cỏ ‘yoga’ tự héo để chịu khô hạn nhiều ngày tháng và tươi tốt trở lại khi có mưa

Một loại cỏ héo khô khi trời hạn hán và nhanh chóng xanh tốt trở lại khi mưa xuống thu hút sự chú ý của các nhà khoa học Loại cỏ này được tìm thấy ở Úc, khác với xương rồng chúng vẫn có đầy đủ thân và lá lớn. Khi hạn hán, chúng khô ...

3 người đàn ông bắt được ‘thủy quái khổng lồ’ sông Amazon

Lưu vực sông Amazon có rất nhiều bí mật, những truyền thuyết về thủy quái cũng chưa bao giờ biến mất. Nhưng hầu hết người dân địa phương sẽ tránh xa những khu vực nguy hiểm này...

Sóng âm có thể giết chết bạn không?

Liệu sóng âm thanh có đủ sức giết chết một người hay không? Đó cũng là câu hỏi của các nhà khoa học và nhất là fan của phim khoa học viễn tưởng...

Bộ 3 ‘gấu, sư tử, hổ’ chung sống với nhau suốt 15 năm, giờ ra sao?

Hiện nay có rất nhiều các loài động vật vốn là kẻ thù tự nhiên của nhau nhưng lại có thể trở thành những người bạn thân thiết và cùng chung sống hòa hợp với nhau.

Loài chuột ăn thịt bọ cạp và rết độc, hú như chó sói dưới ánh trăng

Chuột Onychomys sống ở sa mạc Sonoran (Mỹ) có khả năng hú như chó sói và kháng được nọc độc cực mạnh, chúng thậm chí ăn thịt cả bọ cạp và rết khổng lồ. Con chuột không hề sợ hãi con bò cạp có nọc độc mà từ từ tiến gần và ra đòn tấn công. ...

Con người có thể tử vong theo 27 cách khác nhau nếu tiếp xúc với sóng nhiệt quá nhiều

Các nhà khoa học cảnh báo rằng các sóng nhiệt có thể giết chết con người theo 27 cách khác nhau. Trong số đó cái chết đau đớn và tàn khốc là các cơn đau tim, suy gan và tổn thương não. Các nhà khoa học tại Đại học Hawaii ( Hoa Kỳ) đã nghiên ...

Phát hiện răng hóa thạch cổ có niên đại 9,7 triệu năm: Lịch sử loài người phải viết lại?

Một bộ răng hóa thạch đã được các nhà khảo cổ học Đức tìm thấy có khả năng “viết lại” hoàn toàn lịch sử loài người như chúng ta vẫn học từ trước tới nay. Răng, thuộc tổ tiên của con người, từng được cho là có nguồn gốc ở châu Phi, nay đã được ...

THỦ THUẬT HAY

Sử dụng chế độ Low Power Mode để tiết kiệm pin trên iOS

Kể từ khi phiên bản iOS 9 ra mắt vào năm ngoái, một số thủ thuật giúp tiết kiệm pin hiệu quả cũng đã xuất hiện. Một trong những tính năng tốt nhất đó là chế độ Low Power Mode (chế độ tiết kiệm pin). Dưới đây chúng tôi

11 thủ thuật tăng tốc tối đa cho máy tính

Cùng với thời gian, những chiếc PC hoạt động chậm lại nhưng với 11 thủ thuật sau đây tốc độ của chúng sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

13 điều kiêng kỵ cần tránh trong những ngày đầu năm 2023

Vào những ngày đầu của năm mới, người Việt nên tránh làm một số việc để có một năm 2023 gặp nhiều may mắn, tốt lành. Dưới đây là thống kê 13 điều kiêng kỵ trong 3 ngày Tết để gia đình có một năm mới vui vẻ hạnh phúc và

Khắc phục việc Windows Defender tự xóa file cài đặt

Có bao giờ bạn cài đi cài lại một phần mềm máy tính mà không được, tới khi phát hiện ra thì nguyên nhân là do Windows Defender đã tự động xóa một số file cần thiết của phần mềm này. Bạn loay hoay không biết làm cách

Khắc phục tình trạng máy tính Windows 10 chậm

Tương tự như với Windows 8 và 8.1, người dùng Windows 10 đôi khi cảm thấy hiệu suất hoạt động của hệ thống không được như ý sau thời gian sử dụng. Và khi đến thời điểm nào đó, việc nhờ đến các tiện ích dọn dẹp và tối

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá camera iPhone 13 Pro Max: Chụp ảnh, quay video đỉnh chóp xứng nhanh đệ nhất

iPhone 13 Pro Max là mẫu iPhone cao cấp nhất của nhà Táo hiện nay. Không chỉ sở hữu cấu hình siêu mạnh mẽ, màn hình 120Hz siêu mượt, iPhone 13 Pro Max còn được nâng cấp rất nhiều cho hệ thống camera. Bài đánh giá

So sánh Vivo Y21 và Vivo Y21s: Chênh nhau 1 triệu đồng nên chọn smartphone nào?

Vivo chỉ mới ra mắt Y21 cách đây không lâu và giờ tiếp tục lại ra mắt thêm Y21s. Giữa hai mẫu điện thoại này có điểm gì giống và khác nhau, nên mua điện thoại nào? Hãy cùng mình so sánh Vivo Y21 và Vivo Y21s để tìm đáp