Theo đó cả 2 đã sử dụng các ca khúc trong album Diotima được Kralice phát hành năm 2011 để dạy cho thuật toán này cách tạo ra âm nhạc riêng. Âm thanh được chia nhỏ và nạp vào thuật toán để trí thông minh nhân tạo (AI) học được như thế nào là nhạc death metal và cách tạo ra những bài nhạc của riêng mình.
Về cơ bản, sau khi cho chơi từng đoạn nhạc, Zack và CJ đã yêu cầu AI đoán đoạn nhạc tiếp theo. Nếu đoán chính xác, một đường dẫn (có thể hiểu nôm na như luồng suy nghĩ) trong mạng thần kinh ảo sẽ được củng cố và ưu tiên đường dẫn này cho các dự đoán tiếp theo. Nếu không chính xác, hệ thống sẽ giảm ưu tiên đường dẫn này, cũng tương tự như cách bộ não của chúng ta hoạt động.
Ban đầu AI chỉ có thể tạo ra một số âm thanh ngẫu nhiên. Carr nói: 'Ở giai đoạn huấn luyện ban đầu, âm thanh mà nó tạo ra rất nhiễu, kỳ cục và thô ráp.' Tuy nhiên chỉ sau 3 ngày cho học liên tục theo phương pháp trên, lặp đi lặp lại đến 5 triệu lần thì bài nhạc bắt đầu có âm sắc hơn và quen thuộc hơn. 'Khi AI tiến bộ hơn, bạn sẽ bắt đầu nghe được những thành phần của bài nhạc gốc khi được dạy đi dạy lại mỗi ngày,' Carr cho biết.
Không dừng lại ở đó, tên bài hát, album và thậm chí là ảnh bìa album cũng được tạo ra bởi AI. Anh em có thể nghe thử và tải về miễn phí tại đây.
Đây không phải là lần đầu tiên AI được dạy để tạo ra nhạc. Trước đó nhà soạn nhà David Cope tại đại học California, Santa Cruz (UCSC) đã tạo ra một phần mềm AI chuyên soạn nhạc thính phòng có tên Emmy và nó đã rất thành công khi mô phỏng lại phong cách của nhiều nhà soạn nhạc khác nhau, thậm chí là những bản thảo đã mất của Mozart.
Được biết Zukowski và Carr đang lên kế hoạch phát hành album mới mỗi tuần trên trang Bandcamp với nhiều thể loại nhạc khác nhau từ jazz đến hard rock. Họ cũng sẽ trình bà
y nghiên cứu của mình tại hội nghị về ứng dụng sáng tạo và thiết kế từ công nghệ máy học NIPS 2017 sắp diễn ra ở Long Beach, California.Theo: DigitalTrends