Sự xuất hiện của Phật tử ở Ai Cập
Flinders Petrie cho rằng, Phật giáo đã xuất hiện từ năm 525-405 trước CN, thời kỳ người Ba Tư ở Ai Cập. Ông viết:
“Phía bên tay phải, trên đỉnh Mongol Tây tạng, bên dưới là một người phụ nữ Aryan ở Punjab, nhân vật này ngồi trên nền đất theo tư thế xếp bằng của người Ấn Độ với một cái khăn vắt trên vai trái. Đây là những dấu vết còn lại đầu tiên được biết tới của người Ấn Độ ở Địa Trung Hải. Cho tới giờ, cả Đại sứ quán Ai Cập và Ấn Độ cũng không tìm thêm được bằng chứng về mối liên hệ được cho đã tồn tại về chuyến đi của các nhà tu do vua Ashoka cử tới phương Tây, tới tận Hi Lạp và Cyrenaica. .”
Đạo Phật đã tồn tại ở Ai Cập 200 năm trước khi hoàng đế Ashoka cử tăng lữ tới…
Nếu những tính toán thời gian của Petrie là chính xác, thì rõ ràng Đạo Phật đã tồn tại ở Ai Cập 200 năm trước cả khi hoàng đế Ashoka cử một đoàn các tăng lữ tới Ai Cập.
Hoàng đế Ashoka của Ấn Độ là một vị vua có lòng kính ngưỡng vô cùng to lớn với đạo Phật. Chính vua Ashoka đã ra sắc lệnh bằng nhiều thứ tiếng trong vương quốc của mình để khích lệ người dân kính ngưỡng tôn vinh Đạo Phật.
Bút tích khắc trên đá của nhà vua Ashoka
Vua Ashoka cho xây dựng một ngôi đền ở Sarnath, tên của ngôi đền có nghĩa là thủ đô Sư tử của Ashoka.
Trong tác phẩm Cuộc đời của Appollonius ở Tyana của Philostratus đã nêu rõ các phật tử đã sống ở Thượng Ai cập, dưới triều đại của Meroe. Bằng chứng lịch sử cho thấy có hai cuộc di cư lớn của Phật tử tới Ai Cập và trong triều đại Meroe.
Một tu viện nằm xung quanh tháp mộ của Dhamek, Sarnath.
Ashoka là một người tín ngưỡng đạo Phật. Trong tác phẩm Phật và Chúa, Zacharias P.Thundy cho biết các sắc lệnh của Asoka ( năm 274-236 trước CN) cho thấy vị vua này đã cử rất nhiều tăng lữ tới Ai Cập để truyền bá đạo Phật.
Sắc lệnh khắc trên đá của Ashoka tại Junagadh có bút tích Ashoka (14 sắc lệnh của Ashoka).
Một bút tích song ngữ (tiếng Hy Lạp và Armaiac) của vua Ashoka ở Kandahar
Thundy khẳng định có bằng chứng khảo cổ về sự tồn tại của một cộng đồng các nhà thông thái Ấn Độ đã sống ở Memphis đầu những năm 200 trước CN. Chúng ta biết rằng hậu duệ của những tăng lữ này vẫn còn ở Ai Cập thêm 200 năm sau nữa bởi họ đã được Apollonius ở Tyana viếng thăm.
Sự xuất hiện của người Blemmyes (người Châu Phi) trong kinh văn Phật giáo
Một số người Meroites có thể đã đóng vai trò quan trọng trong Đạo Phật bởi vì Blenmmyae, một nhóm nổi bật ở Meroitic Sudan đã được đề cập trong các văn bản Tipitaka tiếng Pali.
Tiến sỹ Derrett cho biết trong các văn bản Pali cổ có những mô tả như sau “chúng ta có một người Blemmye (một người Châu Phi) ngồi ngay hàng đầu, theo kinh văn Phật Giáo đó là một vị trí vô cùng đáng kính trọng. Các kinh văn Phật giáo trong đó có đề cập tới người Blemmyes cổ. Vinaya Pitaka có niên đại thế kỷ 4 trước CN.”
Bản đồ vương quốc cổ đại Kush (Meroe) năm 700 trước CN. JC
Nếu người Blemmyes được đề cập trong kinh văn Phật Giáo, chúng ta có thể chắc rằng người Meroites (vương quốc cổ đại của người Kush) không thể không biết về hệ thống chữ cái Kharosthi cổ đại.
Điều này giải thích tại sao có rất nhiều biểu tượng chữ meroitic trùng hợp với kharosthi. Họ nhất trí cho rằng một số người Meroites có thể biết chữ Kharoshi vì sự ảnh hưởng của Đạo Phật ở triều đại Meroe.
Dường như có làn sóng di cư thứ hai của Phật tử trong triều đại Meroe nhiều năm sau đó sau khi Ashoka cử các đoàn tăng lữ tới Ai Cập. Những người di cư này đã tới vương Meroe sau khi vua của họ qua đời.
Các Phật tử đã hồng dương Phật pháp ở thung lũng sông Nile.
Trong tác phẩm Cuộc đời của Apollonius ở Tyana, khẳng định rằng những Phật tử của Meroe có nguồn gốc từ Ấn Độ. Thực tế là người Kushan trước đó đã từng chinh phục Ấn Độ tại thời điểm khi chữ viết Meroitic được giới thiệu tới nền văn minh Kushan, dẫn tới giả thuyết cho rằng tổ tiên của các phật tử này là các nhà triết học người Kushan.
Những Phật tử người Kushan sống ở Trung Á và Ấn Độ. Có bằng chứng lịch sử cho thấy người Kushans đã chinh phục Ấn Độ, đây là bằng cớ lịch sử quan trọng để phát triển các lý thuyết mới về việc mượn ngôn ngữ của người Meroe.
Bản đồ của đế chế Kurshan cho tới năm 150.
Mảnh gỗ có ghi bút tích cổ ngữ Tongarian. Kucha, Trung Quốc, thế kỷ V-VIII.
Ngoài những văn bản cổ đề cập tới việc người Ấn Độ sinh sống ở Meroe hay việc vua Asoka ra các sắc lệnh gửi nhiều đoàn tăng lữ tới Ai Cập, chúng ta còn có một số văn bản Kushan được tìm thấy trên sàn nhà trong một hang động ở tu viện Debra Demo hay Ethiopia ngày nay vào năm 1940.
Kim tự tháp của vua Kurshan ở Meroe.
Nếu thật sự đã từng có cộng đồng các phật tử sinh sống ở Thượng Ai Cập và ở Meroitic Suan, thì ắt phải có chứng cớ về sự ảnh hưởng của Đạo Phật trong cộng đồng này.
Một trong những bằng chứng quan trọng về sự xuất hiện của Đạo Phật ở Meroe cổ hay Kush chính là nghệ thuật tạo hình và chữ viết của người Meroe.
Tượng nhân sư của người Meroe
Một điều rõ ràng là Đạo Phật được phổ truyền trong đế chế meroitic hoặc Kush. Thực tiễn này căn cứ trên:
– Sự xuất hiện của người Kush ở Châu Phi và Châu Á
– Vua Asoka gửi rất nhiều tăng lữ tới Ai cập, và đã viết kinh sách bằng tiếng Kharosthi và Tolkian.
– Người Blemmye- thổ dân của đế chế Meroitic được nhắc tới trong nhiều kinh sách phật bằng tiếng Pali
– Sự hiện hiện của các học giả Kushans có thể đã di cư tới Meroe
– Sự xuất hiện của một thuộc địa Phật giáo ở Memphis tại Ai cập.
– Tranh Phật trong tượng thờ thần Apedemek ở Naga, và
Có nhiều bằng chứ cổ về những người theo đạo Phật ở Ai cập và dưới triều đại Meroitic chứng minh rằng Đạo Phật từng được phổ truyền ở Ai Cập và Kush.
Tác giả nghiên cứu: Tiến sĩ Clyde Winters
Lê Anh – Hà Phương Linh
Xem thêm: