Khi thực hiện giao dịch điện tử trên ứng dụng VssID hoặc với cơ quan BHXH trên điện thoại hay máy tính, bạn sẽ nhận được các thông báo liên quan, mã xác thực qua email cá nhân của mình. Nếu chưa có email giao dịch BHXH, thì đây là hướng dẫn cách thay đổi email trên VssID bằng Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam.
1. Tại sao cần có email khi thực hiện giao dịch điện tử BHXH?
Trung tâm CNTT (BHXH Việt Nam) vừa có Công văn số 2191/CNTT-PM về việc thay đổi hình thức nhận thông báo, mã xác thực (OTP) khi người dân thực hiện giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH.
Theo đó, với email cá nhân, khi bạn thực hiện giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH sẽ nhận được:
- Thông báo nộp thành công hồ sơ đăng ký giao dịch điện tử cá nhân (gồm cả đăng ký cho con).
- Thông báo tài khoản, mật khẩu khi cơ quan BHXH phê duyệt hồ sơ đăng ký tài khoản giao dịch điện tử.
- Thông báo mã xác thực (OTP).
- Thông báo nộp thành công hồ sơ giao dịch điện tử và khi cơ quan BHXH giải quyết xong.
- Thông báo cho đơn vị/cá nhân khi nộp hồ sơ giao dịch điện tử và khi cơ quan BHXH giải quyết xong.
2. Cách thay đổi email trên VssID bằng Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam
Bước 1. Bạn truy cập vào Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam theo link bên dưới. Tiến hành Đăng nhập bằng Mã số BHXH (10 số cuối BHYT) và Mật khẩu (VssID). Nếu chưa có tài khoản, bạn chọn Đăng ký.
- Cổng dịch vụ công Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Bước 2. Đăng nhập thành công, bạn chọn biểu tượng Tài khoản > Thông tin tài khoản.
Bước 3. Bạn cuộn xuống mục Email, chọn biểu tượng cây bút để thêm Email cá nhân của mình. Hoàn tất, nhấn Ghi nhận.
Như vậy là chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có Email để giao dịch điện tử trên ứng dụng VssID và Cơ quan BHXH rồi đấy! Còn thắc mắc nào, bạn hãy bình luận bên dưới nhé. Nhớ ấn Like và Chia sẻ ủng hộ mình.
Để thực hiện các giao dịch Bảo hiểm xã hội online nhanh và tiện lợi nhất, bạn có thể tham khảo danh sách các mẫu điện thoại giá rẻ bằng cách bấm vào nút cam bên dưới và chọn một sản phẩm phù hợp nhé.
MUA SMARTPHONE GIÁ RẺ TẠI THẾ GIỚI DI ĐỘNG
Biên tập bởi Nguyễn Thị Như Phượng