Đâu là những tựa game tiên phong, là cha đẻ và nguồn cảm hứng to lớn đối với các thể loại game ngày nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Street Fighter II: The World Warrior (1991)
Street Fighter II: The World Warrior thật sự là một cú hit lớn trong ngành công nghiệp game mà mọi game thủ thời điểm đó đều đã từng chơi qua. Với thành công bùng nổ như vậy, Street Fighter II: The World Warrior đã tạo ra trào lưu game đối kháng phát triển mạnh mẽ trong những năm qua.
Tecmo Super Bowl (1991)
Có thể nói Tecmo Super Bowl là một tựa game về thể thao chính thống và nó mở đường cho các tựa game với chủ đề thể thao ngày nay. Chính sự ăn nên làm ra cũng như tạo dựng được hiệu ứng tốt từ phía game thủ mà các tựa game sau này đã mạnh dạng khai thác đề tài vốn khá kén người chơi này.
Alone in the Dark (1992)
GuitarFreaks là một trong những tựa game đầu tiên cho phép người chơi sử dụng bộ điều khiển độc đáo như 1 chiếc đàn guitar để chơi game. GuitarFreaks đã thật sự rất thành công khi mang đến cho người chơi một trải nghiệm thú vị và đầy mới lạ cùng những thể loại âm nhạc khác nhau. Ngày nay có vô số các trò chơi sử dụng “nguyên lý hoạt động của GuitarFreaks” trên thị trường game.
Wolfenstein 3D (1992)
Wolfenstein được công nhận là “cha đẻ” của thể loại game bắn súng góc nhìn thứ nhất trên máy tính. Tựa game cho phép bạn điều khiển một người người lính Mỹ đang cố gắng trốn chạy. Tựa game này có thể là cảm hứng to lớn cho các trò chơi Doom và Call of Duty ngày nay.
Pong (1972)
Là những tựa game với cơ chế chơi đơn giản và đồ họa tối giản đến mức thấp nhất, Pong mang đến game thủ một trò chơi tennis nhẹ nhàng với 1 quả bóng và 2 thanh ngang. Từ đó các mô hình game kiểu này bắt đầu xuất hiện, xoay quanh việc lối chơi đơn giản và đồ họa tối giản. Cơ chế này vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi đối với các tựa game ngày nay.
Super Mario Bros. (1986)
Đây là trò chơi có sự kết hợp hoàn hảo giữa đồ họa đáng yêu, lối chơi hấp dẫn và âm nhạc bắt tai. Vô cùng dễ hiểu tại sao Super Mario Bros lại nằm trong danh sách các trò chơi có sức ảnh hưởng nhất mọi thời đại bởi đến ngày nay, thương hiệu Mario vẫn làm ăn ngon lành trên tất cả các nền tảng.
Pac-Man (1980)
Thập niên 80 đã ghi nhận một cơn chấn động do Pac-Man gây ra, có thể nói tại thời điểm đó người người chơi Pac-Man nhà nhà chơi Pac-Man bất kể già trẻ. Đây không còn là một trò chơi mà đến ngày nay nó trở thành biểu tượng của một ngành công nghiệp game và là một nền văn hóa pop đáng nhớ. Ngoài ảnh hưởng to lớn đến thị trường game, Pac-Man còn mở rộng sự phổ biến của mình đến âm nhạc, hàng tiêu dùng, thời trang và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.
Nguồn : Gamesao