[Mới] Bật mí số may mắn 12 con giáp năm 2025 để tăng tài lộc
Bức tranh sách nói Việt Nam: Hy vọng về tương lai với nhiều gam màu sáng
Tăng trưởng thị trường audiobook trên thế giới: Nhiều con số chưa từng cóNgành công nghiệp sách nói bắt đầu manh nha phát triển từ những năm đầu thập niên 2000 với sự chuyển đổi từ những cuốn băng thu sách (book-on-tape) hay CD sang thiết bị phát di động và điện thoại thông minh. Trải qua hai thập kỷ, giờ đây sách nói đã trở thành một “miếng bánh” nội dung đầy hứa hẹn, với giá trị hàng tỷ đô. Theo Grand View Research, quy mô thị trường sách nói toàn cầu được định giá 2,67 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ đi lên mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) là 24,4%, từ năm 2020 đến 2027. Năm 2020, thị trường thế giới chạm cột mốc doanh thu 3,3 tỷ USD và con số dự báo cho năm 2027 lên tới 15 tỷ.
Doanh thu và dự báo doanh thu đến năm 2027 của audiobook tại Mỹ.
Tại Anh, năm 2019, doanh thu sách nói tăng 49%, đạt 69 triệu bảng. Riêng tại thị trường lớn nhất - Mỹ, trong báo cáo thường niên vừa công bố ngày 1/6/2021, APA (Hiệp hội các nhà xuất bản âm thanh - Audio Publishers Association) cho biết doanh thu từ sách nói của các nhà xuất bản đạt 1,3 tỷ đô trong năm 2020 - tăng 12% so với cùng kỳ và đánh dấu năm thứ 9 đạt mức tăng trưởng 2 con số. Trước đó, doanh thu sách nói năm 2019 đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua ebook. Một con số kỷ lục khác cũng được ghi nhận: 71.000 sách nói đã được xuất bản ở Mỹ, tăng 39% so với năm 2019. Đây là mức tăng cao nhất mà sách nói đạt được kể từ năm 2015.
Ngoài ra, APA còn chỉ ra rằng “mặc dù thói quen nghe đã thay đổi trong những năm gần đây, việc nghe sách nói vẫn đi lên mạnh mẽ và ổn định bất chấp đại dịch”. Giám đốc điều hành của APA - Michele Cobb cho biết: “Ngành công nghiệp sách nói đã có một năm đầy ấn tượng, ngày càng nhiều người tìm đến sách nói và nhận ra tầm quan trọng của nó trong việc giúp người lớn và cả trẻ em thư giãn tâm trí trong lúc rời xa màn hình”. 67% người được hỏi cho hay, sách nói giúp họ giảm thời gian “dán mắt” vào điện thoại. 49 % phụ huynh có con dưới 17 tuổi cũng chia sẻ rằng con họ thường nghe sách nói, tỷ lệ này cao hơn 15% so với năm 2019.
Một số tín hiệu tích cực khác cũng được nêu ra trong báo cáo mới nhất của APA: Lượng người nghe sách nói tăng, với 38% cho biết họ đăng ký ít nhất một ứng dụng; 56% người nghe dưới 45 tuổi, tăng từ mốc 52% của năm 2020; 70% người đồng ý rằng sách nói là lựa chọn tốt để thư giãn; tổng thời gian dành cho việc nghe sách nói đã tăng 60% kể từ năm 2017; trong 1 ngày, người dùng dành nhiều thời gian cho sách nói nhất trong số các nội dung âm thanh, hơn radio, podcast; lượng tiêu thụ sách nói hằng ngày đã tăng 71% kể từ năm 2017.
Trước những con số và tốc độ phát triển ấn tượng như trên, hầu hết các nhà xuất bản trên thế giới hiện nay đều công nhận đây là thời điểm “tăng tốc kỹ thuật số”, với một thực tế là người dùng ngày càng đón nhận sách nói.
Sách nói ở đâu trong bản đồ ngành xuất bản Việt Nam
Ngành xuất bản đang hướng đến mục tiêu trở thành ngành công nghiệp nội dung hiện đại, trong đó chuyển đổi số là một hướng đi đã được xác định trong 5 năm tới.
Tại Hội nghị Triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm 2021, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông - chia sẻ về những cột mốc cụ thể: đến 2025, ngành phải đạt tỉ lệ sách/người từ 5,5 đến 6 cuốn trong một năm, đưa Việt Nam vào nhóm 3 nền xuất bản hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Trong đó, xuất bản ấn phẩm điện tử chiếm 15%. Để làm được điều này, cần có sự chung tay và nỗ lực từ các NXB trong việc tăng cường nhân lực, truyền thông quảng bá, đổi mới nội dung và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số. “Muốn trở thành ngành công nghiệp trong chiến lược chung về phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam đã được Đảng khẳng định, xuất bản cần phát triển quy mô trên nền tảng ứng dụng công nghệ và khai thác nội dung sách, từ đó nâng cao sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế hoạt động xuất bản”, ông Nguyên khẳng định.
Người đứng đầu Cục Xuất bản cũng chia sẻ cụ thể hơn, ngoài kinh doanh sách, các đơn vị cũng cần phát triển thêm mảng cung cấp dịch vụ nội dung: “Có nhiều công việc cần làm để chuyển đổi số trong xuất bản, từ phát triển các sản phẩm xuất bản điện tử như sách nói, sách thực tế ảo đến đưa công nghệ vào sâu trong quy trình xuất bản, phát hành và cả quy trình quản lý xuất bản”.
Tầm nhìn vĩ mô về chuyển đổi số trong ngành đã có. Ở chiều “hấp thụ”, thực tế cho thấy, thị trường đang rất mở với định hướng này. Theo một cuộc khảo sát bởi Statista, tính đến tháng 5/2021, Việt Nam là nước có dân số sử dụng smartphone đứng thứ 10 thế giới và thứ 2 Đông Nam Á với 61,3 triệu smartphone. Đây là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của các nội dung số nói chung, sách nói nói riêng, bởi đây là thiết bị dễ tiếp cận nhất từ cả hai phía - nhà phát triển sách nói và người dùng.
Về phía các nhà cung cấp nội dung, hiện đã xuất hiện ứng dụng sách nói là Fonos và các kênh sách nói trên YouTube, Facebook, Instagram, Spotify. Ngày càng có nhiều tác giả, nhà xuất bản quan tâm đến phiên bản âm thanh. Cuốn “Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn” của Phạm Lữ Ân - một trong những tựa sách best-seller, được tái bản khoảng 30 lần, đã ra mắt phiên bản sách nói phát hành độc quyền trên ứng dụng Fonos. Hay mới đây nhất, cuốn sách “Cũ?” phát hành thêm phiên bản audio thu dưới định dạng băng cassette với giọng đọc của chính tác giả Nick M. Sự phát triển của sách nói cũng kéo theo sự xuất hiện của nội dung âm thanh khác như podcast. Trên nền tảng stream nhạc Spotify, hiện chuyên mục podcast ngày càng sôi động, thu hút sự tham gia của nhiều cá nhân và cả các nhóm, tổ chức, tiêu biểu có thể kể đến The Present Writer, the finding audio, Spiderum,...
Công nghệ sách nói và các vấn đề bất cập
Ở các nước phát triển, sự thịnh hành của công nghệ nhà thông minh cũng mang đến cơ hội sinh lợi cho thị trường sách nói. Tuy nhiên, việc thiếu sự chuyển đổi suôn sẻ từ nguồn phát sang các thiết bị thông minh được xem là yếu tố có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng. Ngoài ra, khả năng tương tác giữa trợ lý kỹ thuật số cá nhân và nền tảng sách nói cũng có thể gây ra khó khăn. Ví dụ: sách được xuất bản bởi Audible - công ty con của Amazon chỉ có thể truy cập qua loa thông minh Echo của hãng.
Hiện tại, những chính sách hỗ trợ cho sách nói nói riêng và chuyển đổi số trong ngành xuất bản nói chung vẫn còn mới và cần nhiều sự hỗ trợ thúc đẩy phát triển. Thực tế, sự ra đời của ứng dụng sách nói hay sự xuất hiện dày đặc của podcast hiện nay được sinh ra từ nhu cầu tiêu thụ nội dung từ người dùng. Họ đón nhận và cởi mở theo xu hướng chung của thế giới. Tại Việt Nam, thị trường sách nói mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, loa thông minh hay nhà thông minh vẫn chỉ là cuộc chơi của những tín đồ công nghệ và người có điều kiện. Phần lớn tiếp cận sách nói qua hai hình thức duy nhất: các nền tảng mạng xã hội hoặc ứng dụng OTT. Nhu cầu người dùng lớn, tuy nhiên việc thiếu các lựa chọn như một rào cản đối với sự phát triển của thị trường.
Ngành sách nói đang phải đối mặt với 3 cái khó: Bản quyền, công nghệ và khâu sản xuất. Bản quyền luôn là vấn đề đau đầu của mọi ngành nghề sáng tạo, văn hóa và đối với ngành sách in bao năm nay, câu chuyện làm sao để chống lại nạn in lậu, sách giả vẫn còn là câu chuyện không hồi kết. Sách nói có hàng triệu kết quả trên Google, YouTube, phần lớn là các cá nhân tự thu âm và đăng tải miễn phí bản kém chất lượng. Điều này làm loãng thị trường và gây ra không ít khó khăn cho những đơn vị phát triển sách nói có bản quyền. Họ vừa phải đàm phán với các nhà xuất bản để có bản quyền, vừa “đau đầu” với khâu xử lý vi phạm bản quyền sau đó. Chế tài xử lý vi phạm bản quyền, bảo vệ tài sản trí tuệ nói chung đang còn nhiều lỗ hổng và chưa có sự sâu sát với ngành sách nói. Thành thử các công ty mở đường đang phải “tự thân vận động”.
Về công nghệ, các công ty sách nói ngoài việc cập nhật đầu sách còn phải liên tục cải tiến, đổi mới giao diện, tính năng cũng như trải nghiệm người dùng. Họ xác định đây sẽ là “cuộc chơi” dài hơi và liên tục. Chưa kể, rủi ro về công nghệ hay hệ thống thanh toán có thể khiến ứng dụng sách nói phải mất thời gian, công sức khắc phục, cải tiến sao cho thuận tiện nhất cho khách hàng.
Dù phát triển trên nền tảng công nghệ, nhưng khâu sản xuất ra thành phẩm lại là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực, cẩn thận, chu toàn, tính cập nhật cao và phải đảm bảo cả yếu tố cảm xúc từ những người tạo ra nó. Mỗi sự lựa chọn đều đối mặt với sự hạn chế riêng. Ứng dụng Fonos đặt chất lượng giọng đọc lên trên hết, hiện đang làm việc với hàng trăm voice talent (người đọc chuyên nghiệp) và khâu xét duyệt rất gắt gao, tốn khá thời gian, vì vậy phải chấp nhận việc tốc độ ra sách bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, trên thị trường còn có giải pháp công nghệ AI, ở bối cảnh hiện tại, các giọng đọc pha trộn giữa người và máy, tốc độ ra sách nhanh nhưng đối mặt với thực tế là giọng đọc chưa được chân thực. Theo Deloitte, tại Mỹ, phí sản xuất audiobook cao hơn nhiều so với podcast, kể cả podcast với tiêu chuẩn cao. Để tạo ra một sách nói dài 10 giờ (chứa khoảng 75.000 từ, tương đương 300 trang), nhà xuất bản thường trả từ 3.000 đến 15.000 đô la Mỹ, bao gồm chi phí diễn đọc, chỉnh sửa, ghi âm và hoàn thiện. Các công ty Việt Nam không công khai con số của mình nhưng đều chia sẻ chi phí sản xuất - từ voice talent cho đến đội ngũ nhân viên - là gánh nặng không nhỏ, cùng với khoản mua bản quyền, phát triển ứng dụng.
Một việc cần mất công sức chọn lựa và quan trọng không kém trong khâu sản xuất sách nói là giọng đọc - được ví như “linh hồn” của trong một tác phẩm sách nói. Nhiều người chọn nghe audiobook theo giọng đọc họ yêu mến. Yếu tố vùng miền, khả năng truyền đạt, cách phát âm, nhấn nhá của người diễn đọc ngày càng trở nên quan trọng, đòi hỏi các voice talent phải trau dồi kỹ năng nhiều hơn, kiểm soát hơi thở, âm lượng, cách diễn tả sao cho ổn định.
Triển vọng nào cho tương lai
Các ứng dụng sách nói phổ biến nhất hiện nay đang có mức tăng trưởng đều đặn hằng tháng vẫn đạt trên 2 con số, với hàng trăm ngàn người dùng thường xuyên. Đây là một tín hiệu vô cùng đáng mừng sau những khó khăn kể trên. Tuy nhiên, bài toán về dài hạn đòi hỏi nhiều hơn thế.
Để duy trì lợi thế cạnh tranh, làm mờ đi ranh giới “sản phẩm đi kèm” của sách in truyền thống, những người làm ứng dụng sách nói cũng nên xem xét việc đẩy mạnh liên kết các tác giả, nhà xuất bản để ra mắt những ấn phẩm âm thanh độc quyền, phiên bản độc quyền sách cho ứng dụng.
Hơn nữa, dựa trên những tiến bộ công nghệ, các công ty sẽ ngày càng đầu tư nhiều hơn cho nền tảng để cung cấp trải nghiệm thân thiện với người dùng, đồng thời mở rộng tệp khách hàng. Tháng 7/2019, Audible đã thu hút nhiều sự chú ý với tính năng Audible Captions - phiên âm sách nói cho người nghe. Với sự trợ giúp của học máy (machine learning), người dùng sẽ có thể vừa đọc vừa nghe. Những cải tiến vượt trội này không chỉ là thành tựu của riêng ngành sách nói mà còn là của giới công nghệ nói chung, rất đáng để các ứng dụng trong nước tham khảo và học hỏi.
Tác động vĩ mô, như các chính sách hỗ trợ phát triển của Cục Xuất bản, In và Phát hành trong kế hoạch hành động 5 năm tới cũng là điều đáng để kỳ vọng cho ngành sách nói. Một nền tảng (platform) chung để phát triển xuất bản điện tử và quản lý quy trình xuất bản; triển khai các phần mềm đưa AI vào hỗ trợ công tác biên tập, phát triển các sàn thương mại sách điện tử đều đã được cấp quản lý nhắm đến.
Sự xuất hiện của sách nói dưới hình dạng một loại hình xuất bản nội dung mới trong chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ văn hóa là tín hiệu hết đáng mừng. Tuy nhiên, để sách nói có thể bứt tốc phát triển thành một ngành mũi nhọn, sẽ cần nhiều nỗ lực và sự đồng bộ của nhiều cơ quan, đơn vị trong việc cung cấp nền tảng kỹ thuật, công nghệ, khâu truyền thông quảng bá và hoàn thiện khung pháp lý cũng như bảo vệ quyền lợi cho các bên liên quan./.
(Bài viết đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 8 tháng 8/2021)
Bài viết này dành riêng cho độc giả
dài hạn
Quý độc giả vui lòng Đăng ký tài khoản dài hạn để nhận được tất cả quyền lợi dài hạn:
•
Đọc bài viết Emagazine
•
Toàn bộ tạp chí in
Đăng nhập
Đăng ký
TIN LIÊN QUAN
Xuất bản điện tử: Thời vẫn chưa tới?
Từng được dự báo sẽ mang đến nhiều khởi sắc cho ngành xuất bản trong nước, tuy nhiên đến lúc này, căn cứ vào những số liệu hiện có dường như xuất bản điện tử vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực.
Doanh số Smartphone sụt giảm mạnh xuống dưới 100 triệu chiếc trên toàn thế giới
Theo báo cáo thị trường của Counterpoint Research công bố mới đây cho thấy doanh số Smartphone giảm xuống dưới 100 triệu chiếc trong một tháng. Đáng chú ý, đây là lần thứ hai kể từ năm 2020, doanh số Smartphone giảm nhiều như thế.
Làm việc từ xa khiến thị trường tai nghe tăng trưởng kỷ lục
Thị trường tai nghe chuyên nghiệp toàn cầu đạt doanh thu 1,98 tỷ USD vào năm 2020, tăng trưởng kỷ lục 42,3 so với năm 2019.
Doanh nghiệp Việt có lấy được 70% trong “miếng bánh cloud” 53,2 nghìn tỷ?
Thị trường dịch vụ điện toán đám mây Cloud tại Việt Nam đã, đang tiếp tục tăng trưởng rất mạnh, dự kiến có thể đạt quy mô hơn 53,2 nghìn tỷ đồng tương đương 2,3 tỷ đô la vào năm 2025...
Spotify Mixes: Danh sách phát được cá nhân hóa theo nghệ sĩ, theo thể loại và theo các bài hát yêu thích nhất thập niên
Được xây dựng dựa trên sở thích nghe độc đáo của người dùng, Spotify Mixes bắt đầu với những bài hát yêu thích của từng người và liên tục cập nhật các bài hát được đề xuất mà Spotify nghĩ rằng bạn sẽ yêu thích. Người dùng miễn phí và người dùng
Apple và Samsung tiếp tục thống trị doanh số smartphone toàn cầu Q2/2020, iPhone 11 bán chạy nhất, bỏ xa đối thủ Galaxy A51
Các mẫu điện thoại bán chạy hàng đầu trong Q2/2020 vẫn đến từ các thương hiệu nổi bật như Apple với dòng iPhone 11 và Samsung với dòng Galaxy A51. Nhìn chung doanh số smartphone toàn cầu trong Q2 vừa qua đã chứng kiến đà giảm tốc cực mạnh do tác
Ngành Xuất bản cần tạo ra nhiều điểm chạm cho bạn đọc
Chuyển đổi số CĐS đang là cụm từ nóng hiện nay không chỉ của riêng ngành xuất bản, mà là mệnh lệnh chung cho các Bộ/ngành/địa phương và trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Sẽ có bản điện tử để "phổ cập" Sách trắng công nghệ thông tin 2017
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn chỉ đạo các đơn vị liên quan cần nghiên cứu, đa dạng hóa hình thức cung cấp Công nghệ thông tin và Truyền thông 2017 (Sách trắng) như bản điện tử và công khai trên các trang thông tin điện tử
THỦ THUẬT HAY
Hướng dẫn tự động tắt quảng cáo Youtube trên máy Android!
Nền tảng xem video YouTube rất phổ biến và trở thành kênh giải trí, học tập của nhiều người. Tuy nhiên, có vấn đề khó chịu thường xuyên xảy ra là quảng cáo tự động phát.
Dịch vụ mua traffic giải nén file - Traffic thực uy tín
Hiện nay, công cụ tìm kiếm đang xem vấn đề “lưu lượng truy cập website” rất quan trọng, lượng truy cập sẽ quyết định trang web của bạn có lên top công cụ tìm kiếm hay không. Nắm được những nỗi lo đó, TrafficSEO đã cho
PhotoScan - Ứng dụng giúp bạn biến hình ảnh thành các bản sao kỹ thuật số
Với mong muốn trở thành dịch vụ lưu trữ hình ảnh phổ biết nhất, mới đây nhà phát triển ứng dụng Google Photos đã phát hành công cụ mới với tên gọi PhotoScan. Một giải pháp hoàn hảo, giúp biến những bức tranh quý giá
Tuyệt chiêu gửi tin nhắn bí mật trên Messenger
Gửi tin nhắn bí mật trên Messenger không khó. Đây là cách để ngăn chặn không cho bất kỳ ai đọc được cuộc nói chuyện giữa bạn và người khác. Trong bài viết này mình sẽ mách các bạn tuyệt chiêu để không ai đọc được tin
Hướng dẫn cách khởi động lại Windows Update khi gặp lỗi
Có nhiều cách để bạn có thể khởi động lại dịch vụ Windows Update trong Services. Tuy nhiên ở bài viết này, sẽ giới thiệu đến các bạn hai cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.
ĐÁNH GIÁ NHANH
So sánh Apple Watch Series 7 với Series 6: Màn hình nhỉnh hơn, tốc độ sạc nhanh hơn
Apple Watch Series 7 đã chính thức được ra mắt cùng với iPhone 13 Series. Sản phẩm mới này có gì khác với “người tiền nhiệm”? Có xứng đáng để nâng cấp không? Hãy cùng chúng tôi so sánh Apple Watch Series 7 với Series 6
Mở hộp Realme C15: Phân khúc giá rẻ với pin 6000mAh, sạc nhanh 18W, 4 camera góc siêu rộng
Với những gì Realme mang lại, Realme C15 chắc chắn là một trong những chiếc máy giá rẻ được quan tâm nhất thời điểm cuối năm. Hãy cùng mở hộp và trải nghiệm sản phẩm này qua bài viết dưới đây nhé.
Đánh giá HP 15-bs559TU: Nâng cấp nhẹ về thiết kế, hiệu năng khá tốt tầm 15", giá 12 triệu
Không giống như những chiếc HP 15 thông thường, dòng sản phẩm laptop phổ thông thế hệ mới của HP đem đến cho người dùng một cái nhìn mạnh mẽ nam tính hơn rất nhiều.