Trong khi công nghệ blockchain đang khá thành công trong việc đưa ra công chúng những ứng dụng và công nghệ phi tập trung của mình, một vài gã khổng lồ về công nghệ cũng đang bày tỏ sự sẵn sàng trong cuộc đua về công nghệ sổ cái phân quyền hay chấp nhận những khái niệm mới về công nghệ này.
Vào quý 1 năm 2018, 3 công ty công nghệ lớn của thế giới đã xác nhận việc họ sẽ gia nhập cuộc cách mạng với công nghệ blockchain. Đó chính là Amazon, Microsoft, và Alibaba.
Những gã nhà giàu này đưa ra quyết định này như thế nào? Liệu rằng có những ứng dụng mới được sử dụng được tạo ra từ những công ty lớn như thế này trong tương lai? Chúng ta sẽ cùng điểm qua tin tức từ họ nhé.
Amazon


Trong nhiều lời đồn đoán thì việc Amazon chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giời này đã mua 3 tên miền mới có tên liên quan đến tiền mã hóa.
Theo tin tức từ năm 2013, khi Amazon lần đầu tiên mua tên miền amazonbitcoin.com – cho đến hiện tại, địa chỉ này được chuyển tiếp qua Amazon.com.
Amazon giờ đây chính thức sở hữu tên miền amazonethereum.com, amazoncryptocurrency.com, amazoncryptocurrencies.com.
Hiện tại vẫn chưa có kết luận cụ thể cho những kế hoạch của gã nhà giàu này, liệu rằng công ty này có những kế hoạch nào đó cho việc chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử. Tồn tại một suy đoán rằng công ty này đang nghiên cứu phát triển một sàn giao dịch điện tử của riêng họ.
Tuy nhiên, gã khổng lồ internet này đang chứng minh rằng họ không bằng lòng khi bị bỏ lại phía sau sự phát triển của các công cụ mới giúp hỗ trợ cho những người dùng tiền mã hóa.
Theo một tài liệu đưa ra bởi Cục đăng ký sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO), Amazon đã được cấp giấy đăng ký từ đầu năm nay về việc cho phép người dùng của họ nhận những thông tin giao dịch tiền mã hóa nếu nó có xảy ra.
Giấy đăng kí này cho biết rằng Amazon đang phát triển riêng công nghệ của mình để xử lý lượng thông tin dữ liệu lớn cùng với việc lấp đầy các lỗ hổng bảo mật. Hơn nữa, việc này giúp cho các developer của Amazon xây dựng một bảng giám sát real-time, nắm bắt nhanh chóng những cảnh báo và lỗi xảy ra, phát triển những kiến nghị được đề xuất, và đưa ra quyết định nhanh chóng cho những ngành nghề kinh doanh và hoạt động cần real-time khác.
Việc cung cấp đa dịch vụ của Amazon có thể cho phép xử lý những thông tin dữ liệu đến từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ như “website click streams, marketing và thông tin tài chính, sản xuất thiết bị và truyền thông xã hội, nhật ký vận hành, đo đếm dữ liệu và những thứ khác.”
Microsoft


Trong Diễn đàn kinh tế thế giới 2018, Microsoft, Liên hợp quốc và Hyperledger đã thông báo về sự hợp tác của họ để phát triển kỹ thuật định danh kỹ thuật số sử dụng công nghệ blockchain.
Trong một bài viết trên trang blog chính thức của Microsoft, Bộ phận định danh của công ty này phát biểu về quan điểm của họ rằng công nghệ blockchain là thứ cực kì cần thiết trong việc lưu trữ, duy trì, bảo vệ và phân phối thông tin của một người dùng trong xã hội hiện nay.
Công ty này cũng xác nhận rằng nó có thể họ sẽ cho phát triển ứng tính năng này trong ứng dụng Microsoft Authenticator, nơi mà người dùng có thể sử dụng để quản lý những thứ cần sử dụng để bảo mật 2 lớp khi đăng nhập vào các websites.
Hợp tác cùng với nhau, Microsoft, Liên hợp quốc và Hyperledger sẽ làm việc lại với nhau về những cá nhân có thể sở hữu toàn bộ dữ liệu của bản thân thông qua công nghệ blockchain dưới một banner của ID2020 Alliance.
ID2020 có thể cho thấy một sự hợp tác giữa các cơ quan của chính phủ để tạo ra một chu trình xác thực cho các công dân và đơn vị của một đất nước, nơi mà người sử dụng có thể lưu trữ các tài liệu định danh cá nhân của mình.
Liên minh Alliance này đã nhận được $1 triệu USD quyên góp từ Microsoft bên cạnh những đóng róc đến từ tập đoàn Accenture và Rockefeller.
Microsoft và Accenture tiết lộ về prototype của ID2020 Alliance vào tháng 6 năm 2017, khi mà Liên hợp quốc đã sử dụng Ethereum blockchain để chuyển những khoản cứu trợ của họ đến người tị nạn tại Syria.
Alibaba


Công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc Alibaba cũng loan báo rằng họ đang khởi chạy một nền tảng thử nghiệm vào đầu năm nay, điều này sẽ cho thấy nhiều hơn đơn đặt hàng được tạo ra từ nền tảng mới này – Food Trust Famework – trong một nỗ lực để cải thiện trong việc truy xuất chuỗi cung ứng thức ăn.
Chương trình thử nghiệm mới này sẽ sử dụng công nghệ blockchain để truy xuất các đơn chuyển hàng thức ăn đến Trung Quốc từ Úc và Newzealand trước tiên.
Alibaba hi vọng rằng, nếu chương trình này thành công, tất cả các chuỗi cung ứng toàn cầu của họ sẽ được áp dụng thông qua tập đoàn thương mại điện tử Alibaba dựa trên sự phát triển của công nghệ blockchain.
Alvin Liu, Tổng giám đốc của T-Mall Xuất nhập khẩu của Alibaba Group. nói rằng các hoạt động liên quan đến việc lừa dối về nguồn gốc xuất xứ của thức ăn đang là một thách thức lớn của toàn cầu, đặc biệt là với sự phát triển phức tạp của các chuỗi cung ứng.
Alibaba đặt mục tiêu duy trì sự minh bạch và khả năng truy xuất của các chuỗi cung ứng họ đang áp dụng từ khâu đầu đến cuối của một đơn hàng trên nền tảng của họ. Điều này sẽ cải thiện niềm tin của khách hàng với đơn hàng của khách và tạo ra một môi trường thương mại quốc tế mà nơi đó niềm tin là tuyệt đối thông qua hệ thống T-Mall Global của Alibaba.
Các bản báo cáo sẽ thể hiện những sản phẩm được gắn tag với mã QR Codes – Barcodes mà máy móc có thể đọc được, hơn nữa là sự đổi mới sáng tạo trong công nghệ blockchain. Alibaba xác nhận rằng việc những công nghệ được thiết kế để xác thực, kiểm tra và cung cấp sự minh bạch trong chuỗi sản phẩm hàng hóa và sản phẩm.
Nguồn: Coininsider