Một chiếc tai nghe Bluetooth bán ra không chỉ giúp Apple thu được tiền lời từ chiếc tai nghe đó mà còn khiến cho người dùng nó không bỏ Apple đi được. Đơn giản là họ không tìm được trải nghiệm tưng tự ở một hệ sinh thái khác khác.
Mình đã dùng Airpods 6 tháng nay và nó đã mang lại một trải nghiệm mà trước đây thậm chí mình còn không nghĩ ra. Hẳn là đội ngũ giỏi nhất của Apple là những người làm R&D (nghiên cứu phát triển sản phẩm), những người hiểu được người dùng thực sự muốn gì.
Khi có Airpods mình bắt đầu hình thành những nói quen mới: nghe đài nhiều hơn (mình nghe đài NHK, VOA qua Podcast), nghe tiếng anh nhiều hơn (VOA Special English, NPR), nghe nhạc nhiều hơn, đi bộ. Vì sao lại đi bộ? Mình có thử tập đi bộ nhiều trước đây nhưng không vượt qua được vì đi bộ quá chán. Mình thử dùng nhiều loại tai nghe khác nhau để vừa đi bộ vừa nghe gì đó nhưng chẳng có chiếc nào đáp ứng được mình. Airpods nhẹ nhàng, đơn giản, không bít tai, không vướng dây, pin lâu, chất lượng âm thanh khá... đã thoả mãn mình. Một chiếc iPhone 7 nhỏ gọn trên tay, Airpods để nghe nhạc và Apple Watch giúp mình theo dõi mục tiêu vận động mình đặt ra.
Trước đây mình dùng AKG K3003 là tai nghe luôn bên mình. Chất lượng âm thanh rất tốt. Nhưng là một chiếc tai nghe có dây nên nội mỗi lần gỡ rối dây thôi cũng đã chán rồi. Dĩ nhiên trước đây mình xem nó là việc bình thường. Nhưng giờ dùng Airpods mình thấy điều đó phức tạp. Và chính việc nghe nhạc nhiều hơn, nghe đài nhiều hơn với Airpods là minh chứng rõ ràng nhất là chất lượng âm thanh chỉ là phần nhỏ, sự thoải mái, đơn giản mới là cái quan trọng hơn cho một sản phẩm như tai nghe hàng ngày. (Chất lượng âm thanh của K3003 theo mình hơn Airpods rất nhiều lần).
Apple có hẳn một hệ sinh thái rộng lớn về phần cứng, phần mềm, dịch vụ mà khiến dùng dùng khó mà thoát ra được. Mình là người dùng nhiều máy từ nhiều hãng khác nhau và mình chắc chắn là chẳng có hãng nào có một hệ sinh thái tốt như Apple. Và cũng vì hệ sinh thái này mà nhiều người dùng nhiều lúc hấp dẫn bởi những chiếc smartphone khác nhưng không dám bỏ hẳn iPhone.
MacBook, iPad, iPhone, Apple Watch, Airpods những thứ này kết nối vớ nhau, giao lưu với nhau một cách đơn giản hơn bao giờ hết. Ví dụ bạn đang đeo Airpods để nghe nhạc từ iPhone nhưng muốn xem một clip nào đó trên MacBook thì bạn có thể nhanh chóng chuyển qua và khi điện thoại gọi đến bạn cũng đơn giản để nghe từ Airpods. Hay những hình ảnh bạn chụp bằng iPhone sẽ tự động xuất hiện trên iPad, MacBook hay có thể dễ dàng Airdrops qua lại.
Sony là hãng cũng có một hệ sinh thái phần cứng rất rộng, thậm chí là hơn cả Apple. Tuy nhiên Sony lại không liên kết được các phần khác nhau của mình. Sony có hẳn một thế giới máy ảnh kinh khủng, đứng đầu thế giới về sản xuất cảm biến ảnh nhưng rất tiếc máy ảnh trên smartphone Sony lại không tập hợp được những ưu việt đó. Sony phim có biết bao nhiêu là phim, Sony Music có biết bao nhiêu là nhạc... nhưng rất tiếc smartphone Sony, tablet Sony hay máy tính Sony, TV Sony lại không có được gì từ hệ sinh thái cả.
Hay Samsung cũng luôn cố gắng làm ra những sản phẩm phụ để giúp cho sản phẩm chính là smartphone được gắn chặt hơn với người dùng. Nhưng lại chưa theo hết. S8 được giới thiệu với Samsung DEX giúp dùng nó với mà nhỉnh lớn rất tuyệt vời, nhưng rồi Samsung cũng quên nó luôn, như Samsung từng quên bàn phím ngoài cho Galaxy Note 5.