Hành trình 11 năm giải bài toán hệ thống ống kính của Sony

Khi tạo ra một hệ thống máy ảnh mới, ống kính luôn là bài toán của mọi hãng sản xuất. Sony là một điển hình. Nhưng đến hôm nay, bài toán ấy đã được Sony giải quyết với nỗ lực tuyệt vời.
Hành trình 11 năm giải bài toán hệ thống ống kính của Sony

11 năm với việc tham gia thị trường máy ảnh của Sony đến nay, hệ thống ống kính của Sony nhanh chóng được mở rộng với nhiều dải tiêu cự phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau, từ ống kính DSLR đến ống kính Mirrorless. Đến thời điểm hiện tại, Sony có đến hơn 80 loại ống kính khác nhau - một hệ thống ống kính đầy đủ cho các nhu cầu chụp đa dạng.

Chúng ta thống kê lại danh sách các ống kính để hiểu hơn về cách mà Sony phục vụ người dùng. Bên cạnh đó việc hiểu và biết về các ống kính còn giúp bạn tự chọn ra được các ống kính phù hợp với nhu cầu và túi tiền của bạn.

Sony A-mount

Năm 2006, Sony mua lại mảng thiết bị ảnh của Konica Minolta cùng nhiều công nghệ quang học cũng như những công thức quang học tiên tiến. Sau đó Sony nhanh chóng đem ống kính của Minolta đổi tên thành ống kính Sony, và ngàm Sony A bây giờ cũng là ngàm của Minolta AF ngày trước.

Sony A99, chiếc máy ảnh làm nên thương hiệu của A-mount. Các bạn có thể thấy ngàm A-mount được bao phủ bởi khung màu cam bên ngoài.

1. Sony A-mount cho máy APS-C

Hệ thống ống kính ngàm A của Sony có thể chia làm 2 loại: Ống cho máy Crop (APS-C) và ống cho máy Full Frame. Sony thêm ký hiệu DT vào tên ống kính để cho biết đây là ống kính APS-C. Hệ thống ống kính này được thiết kế cho các máy Sony α100 /α700 /α200 /α300 /α350 /α230 /α330 /α380 /α500 /α550/α450 /α290 /α390 /α560 /α580 /α33 /α55 /α35 /α65 /α77 /α57 /α37 /α58 /α77 II /α68.

Danh sách các ống kính loại này:

2. Sony A-mount cho máy Full Frame

Đến 2008, Sony ra mắt hệ thống máy ảnh Alpha dùng cảm biến Full Frame và hệ thống ống kính A-mount cũng được nâng cấp theo. Các thân máy sử dụng ống kính A-mount Full Frame bao gồm Sony α900 / α850 / α99 / α99 mark II. Trong 9 năm Sony chỉ ra mắt 4 máy Sony A-mount dùng cảm biến Full Frame, nhưng 4 máy này là con bài chủ lực để cạnh tranh với Canon và Nikon DSLR. Vì thế ống kính A-mount Full Frame rất đa dạng.

Sony E-mount

Đến 2010, trước sự phát triển mạnh mẽ của Canon và Nikon trong thế giới DSLR, Sony quyết định đầu tư vào Mirrorless và đây cũng là nơi mà Sony thực sự toả sáng. Ngàm Sony mirrorless được đặt tên là E-mount. Tuy những chiếc máy mirrorless đầu tiên của Sony dùng cảm biến APS-C nhưng E-mount lại được thiết kế dành cho tương lai: Mirrorless Full Frame. Trong 7 năm qua, hệ thống ống kính Sony E-mount lên đến 82 ống kính khác nhau.

Ngàm E-mount (bên trái) và công nghệ mirrorless đem lại nhiều ưu điểm so với A-mount (bên phải), giúp thu gọn thân máy cũng như sản xuất được những ống kính nhỏ hơn ở cùng tiêu cự và khẩu độ.

Các máy sử dụng ngàm Sony E-mount bao gồm: Trước khi đi vào chi tiết, mình muốn giới thiệu với các bạn vài ký hiệu mà bạn sẽ gặp trong tên gọi của các ống kính này:

Về mối quan hệ của Zeiss và Sony

Hai hãng này kết hợp với nhau chặt chẽ. Một bên chuyên sản xuất máy ảnh, một bên rất nổi tiếng về ống kính. Trong thời kỳ đầu, nhờ sự giúp sức của Zeiss, Sony đã nhanh chóng bổ sung một vài tiêu cự quan trọng cho hệ thống ống kính ngàm E trong giai đoạn đầu, giúp người dùng mạnh tay đầu tư vào máy ảnh Sony.

Sự khác nhau của ống kính Sony thường và ống kính ZA là ống ZA có công thức quang học cao cấp ống kính Sony tiêu chuẩn. Sony và Zeiss cùng phát triển dựa trên các công thức có sẵn của Zeiss như Planar, Sonnar,...), quy trình sản xuất có sự kiểm soát của Zeiss và được phủ lớp tráng phủ T* danh tiếng của Zeiss giúp hình ảnh đi vào ống kính có chất lượng tốt hơn.

Hiện tại ống kính E-mount của Sony có thể chia làm 2 loại:

1. Ống kính Sony E cho máy Sony E-mount cảm biến APS-C

Dòng ống kính này có ký hiệu 'E' trong tên ống kính, cho thấy đây là ống kính E-mount cho máy APS-C, nhằm phân biệt với ống kính cho máy Full Frame có ký hiệu FE (Full Frame E-mount). Tính đến hiện tại, hệ thống ống kính này đã bao phủ được dải tiêu cự từ 16mm đến 210mm, khả đủ cho nhu cầu của phần lớn người dùng phổ thông. Phần lớn là ống kính zoom, ít ống Prime và ống kính khẩu độ lớn.

a. Ống kính do Sony tự phát triển và sản xuất

Có thể thấy ở phân khúc phổ thông này, Sony có nhiều sự lựa chọn từ 10mm đến 210mm phục vụ tốt nhu cầu chụp trong nhà hay phong cảnh đa dụng với các ống zoom. Nếu bạn có nhu cầu cao hơn về chất lượng quang học, bạn có thể chọn các ống kính Prime với khẩu độ lớn.

Đặc biệt ống kính 35mm và 50mm được bổ sung hệ thống chống rung quang học với mức giá chỉ $450 và $300.

Nếu bạn chú ý thì trong hệ thống này có ống kính 18-110 có giá lên đến $3500. Đây là ống kính E-mount đắt nhất hiện nay, được thiết kế dành cho các nhà quay phim chuyên nghiệp sử dụng máy FS5-FS7 và có các bánh răng để dùng hệ thống Follow Focus.

b. Ống kính do Sony và Zeiss sản xuất

Nếu bạn cần nhu cầu dùng một ống kính cao cấp, vỏ kim loại, chất lượng quang học cao, các ống kính Zeiss sẽ giúp bạn bao phủ từ 16 đến 70mm. Quy đổi theo cảm biến 35mm, ống kính Zeiss 24mm cho bạn góc nhìn tương đương tiêu cự 35mm, một tiêu cự vàng cho nhu cầu chụp hỗn hợp như phong cảnh, đời thường. Trong khi đó ống 35mm với khẩu độ F/1.4 cho bạn góc nhìn tương đương tiêu cự 50mm để chụp chân dung và đồng thời cho bokeh đẹp, xoá mờ hậu cảnh mạnh với khẩu độ lớn.

2. Ống kính Sony E cho máy Sony E-mount cảm biến Full Frame

Sự thiếu hụt về ống kính Prime, ống kính khẩu độ lớn và ống ZA là những lý do khiến bạn sẽ phải chuyển qua dùng máy Sony E-mount Full Frame và dòng ống kính FE. So với ống kính Sony E, dòng ống kính FE đa dạng hơn bao phủ dải tiêu cự từ 28mm đến 400mm. Dòng ống kính này có những ống kính cao cấp đắt tiền phục vụ cho những yêu cầu về hình ảnh khắt khe. Cụ thể:

a. Ống kính Sony tiêu chuẩn

Đây là ống kính Sony tự nghiên cứu và phát triển cho dòng máy Sony E-mount dùng cảm biến Full Frame. Ưu điểm của dòng ống kính này là là chất lượng quang học tốt đi kèm với mức giá thấp, phù hợp cho tất cả mọi người.

Cũng như dòng Sony E, ống kính Sony FE tiêu chuẩn cũng bao phủ các tiêu cự quan trọng: 28-50-85

b. Ống kính ZA do Sony và Zeiss hợp tác sản xuất

Tương tự như các ống kính ZA khác, ống kính FE do Sony và Zeiss sản xuất cũng thừa hưởng các tinh hoa của Zeiss như công thức quang học Sonnar/Planar/Tessar, sau đó phủ lớp coating T*. Hệ thống chống rung của các ống kính này là loại OSS do Sony phát triển.

c. Ống kính Sony dòng 'G'

Nếu bạn yêu cầu dòng kính có chất lượng quang học cao hơn thì Sony sẽ hướng bạn sang dòng Sony G. G ở đây là 'GOLD' ý nói chất lượng 'vàng'. Ngoài việc hướng đến chụp ảnh tĩnh, các ống kính Sony G được tối ưu cho việc quay phim. Các ống kính này thường là ống kính zoom khẩu độ từ F4 trở lên, đi kèm với chống rung quang học OSS. Số lá khẩu của dòng G được nâng từ 6 hoặc 7 lên 9 lá, cho bokeh đẹp hơn, vùng chuyển nét mượt hơn.

Một số ống kính Powerzoom có nút FN trên ống kính cho phép các bạn gán một tiêu cự vào đó. Khi nhấn sẽ zoom nhanh hơn, đặc biệt hữu ích khi quay phim.

d. Ống kính Sony dòng 'G-Master'

G-Master là dòng ống kính hướng đến bokeh của Sony với số lá khẩu có thể lên đến 11 lá và các công nghệ đặc biệt khác. Có thể thấy ống kính của GM của Sony có giá khá cao, thậm chí còn cao hơn cả ống kính Sony Zeiss. Lý do có thể hiểu được là các ống kính zoom GM có khẩu độ lớn hơn dòng ZA và tiêu cự cũng dài hơn, cấu trúc phức tạp hơn, nhiều thấu kính hơn.

Dựa trên danh sách ống kính ngàm A, có thể thấy Sony đang cố đưa các công nghệ đặc biệt từ thời Minolta trở lại vào ống kính ngàm E, điển hình là công nghệ Smooth Trans Focus (STF) trên ống Sony FE 100mm F2.8 STF GM OSS.

Sự khác nhau của việc có công nghệ STF (bên trái) và không có STF (bên phải)

Sự khác nhau về chất lượng của ống kính GM và ZA 

Tổng kết

Sau 11 năm, rõ ràng Sony đã và đang giải quyết tốt vấn đề ống kính cho hệ thống máy ảnh của họ. Với 41 ống E-mount chưa nhiều bằng hệ thống DSLR của Canon hay Nikon nhưng là hệ thống ống kính lớn nhất của thế giới mirrorless. Điều này giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, không còn nỗi lo thiếu ống kính khi chuyển sang máy Sony E-mount.

Với từng nhu cầu cụ thể, Sony có nhiều sự lựa chọn đa dạng về giá, từ những ống kính chỉ $230 đến ống kính $3500 với chất lượng quang học cao. Qua bài viết này, bạn có thể dựa vào nhu cầu của mình để chọn một ống kính phù hợp, và trong từng loại ống kính sẽ nhiều sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau để chọn. Rõ ràng

TIN LIÊN QUAN

Sony Việt Nam chính thức bán ra RX1R mark II, A6300 và 2 ống kính G-Master, giá từ 24,5 triệu đồng

Sony Việt Nam vừa chính thức bán ra chiếc máy ảnh compact Full Frame cao cấp nhất của hãng là RX1R mark II với giá bán lẻ 84,990,000. Chiếc Mirrorless cảm biến APS-C cao cấp nhất...

Sony ra mắt hai ống kính Full Frame 50mm F/1.8 và 70-300mm F4.5-5.6 G OSS, giá chỉ từ $249

Sony vừa ra mắt hai ống kính E-mount mới, tương thích cảm biến Full Frame gồm một ống Prime 50mm và telezoom 70-300mm. Ống kính FE 50mm F/1.8 giá $249 (xấp xỉ 5,6 triệu đồng) là...

4 ống kính chất lượng của Sony trong năm 2017

Còn nhớ quãng thời gian Sony tham gia vào thị trường máy ảnh không gương lật từ 2010, Sony khởi đầu với cặp máy ảnh Nex3 & Nex5, rồi đến 2013 dòng máy Alpha ra đời cảm biến Full-Frame, làm mưa làm gió khi họ giới thiệu A7 & A7R, hệ thống

Sony A6300 chính là là bản nâng cấp của dòng

Sony A6300 chính là là bản nâng cấp của dòng A6000 trước đây. Thiết kế của A6300 rất giống với “đàn anh” của mình. Mẫu máy ảnh không gương lật này có lớp vỏ được làm từ hợp kim...

So sánh tốc độ lấy nét của Sony A6300 với Sony A6000

Sony công bố tốc độ lấy nét tự động của A6300 là 0,05 giây còn A6000 là 0,06 giây, mặc dù khác biệt rất nhỏ nhưng tùy theo điều kiện thực tế ngoài môi trường mà khác biệt này có...

Sony bán kính thực tế ảo PlayStation VR từ tháng 10 với giá 399 USD

Thông báo trên đã được Sony đưa ra tại Hội nghị phát triển game 2016 diễn ra ở San Francisco (Hoa Kỳ). Như vậy, tiếp sau Samsung, Facebook, HTC và có thể cả LG, Microsoft, Sony đã...

THỦ THUẬT HAY

Cách cài đặt tiện ích mở rộng của Chrome trên chính trình duyệt đang dùng

Google Chrome không chỉ phổ biến nhờ khả năng hoạt động ổn định mà còn sở hữu một kho ứng dụng khổng lồ. Tuy nhiên, nếu như bạn đang sử dụng Opera hoặc Firefox thì có thể tham khảo bài viết này để biết cách cài đặt

Tạo báo cáo trong Access 2016 và sử dụng các tùy chọn báo cáo nâng cao

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu các tạo, chỉnh sửa, in báo cáo trong Access 2016 cũng như cách sử dụng các tùy chọn báo cáo nâng cao.

Hướng dẫn khôi phục dữ liệu sau khi restore iPhone

Việc restore lại iPhone là điều rất dễ xảy ra, nhất là khi chúng ta nhập sai mật khẩu mở khóa quá nhiều lần, dẫn đến việc iPhone bị vô hiệu hóa. Vậy có thể lấy lại toàn bộ dữ liệu trên iPhone khi restore được không?

Mẹo hay biến iPhone thành webcam của laptop

Đã bao giờ bạn nghĩ đến chuyện tận dụng camera độ phân giải cao của iPhone thay cho webcam chất lượng dở tệ trên laptop. Bạn có thể sử dụng ứng dụng miễn phí iVCam để làm được điều này. Về cơ chế hoạt động, iVCam giúp

[Thủ thuật] Khóa toàn bộ game, ứng dụng mạng xã hội trên iPhone

Đôi khi chúng ta cần khóa các nhóm ứng dụng như trò chơi, mạng xã hội để không cho trẻ con hoặc bạn bè của mình mượn máy sử dụng.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Lenovo Lenovo V310: Lựa chọn tốt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

V310 là chiếc laptop mới nhất của Lenovo tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm hướng đến đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên được hãng tập trung khá nhiều đến tính năng bảo mật dữ liệu, thời lượng pin

Trên tay Nokia T20: Thiết kế tinh tế, màn hình 2K sắc nét, pin 8.200 mAh, phù hợp cho việc học online của học sinh, sinh viên

Sau nhiều tin đồn đoán thì mới đây, Nokia đã chính thức ra mắt chiếc máy tính bảng mới nhất có tên gọi là Nokia T20. Vậy sản phẩm này có những tính năng gì nổi bật? Hãy cùng Viettel Store trên tay Nokia T20 để khám phá

Đánh giá nhanh Xiaomi Mi Max 3: Màn hình lớn, tuổi thọ pin tuyệt vời

Xiaomi đã thành công trong thị trường điện thoại màn hình lớn và năm nay, họ giới thiệu Mi Max 3 với kích thước màn hình to hơn 6.9 inch. Nhiều người có thể lo ngại vì kích thước lớn như vậy, nhưng với thiết kế màn