Helio P22 là một vi xử lý khá mạnh và phổ biến trên các thiết bị smartphone tầm trung hiện nay, tuy nhiên tâm lý chung của người dùng thường hiện tại hay nghi ngờ về trải nghiệm thực tế của các chip Mediatek so với Snapdragon. Đó là lý do mà hôm nau mình sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn bằng cách trải nghiệm nhiều tựa game hot trên Vivo Y81!
Điểm nhanh về cấu hình:
Đầu tiên hãy cùng điểm qua cấu hình của Vivo Y81, chiếc smartphone này được trang bị con chip Helio P22, đây hiện là vi xử lý tầm trung mới nhất của Mediatek được sản xuất trên chạy trên quy trình 12nm gồm 8 nhân Cortex A-53 tốc độ cao 2.0GHz cho khả năng xử lý vượt trội và tiết kiệm năng lượng hơn so với các thế hệ Helio-P trước đây.
Thêm vào đó, GPU PowerVR GE8320 trên Helio P22 đã được Mediatek tối ưu đang kể về hiệu suất xử lý, hứa hẹn cải thiện khả năng xử lý đồ họa và mang tới trải nghiệm game ổn định hơn. Vivo Y81 sẽ có RAM 3GB, bộ nhớ trong 32GB được tối ưu trên Android 8.1 mới nhất.
Trên lý thuyết, đây là cấu hình khá tốt đối với phân khúc tầm trung, Vivo Y81 có thể mang tới những trải nghiệm mượt mà khi người dùng sử dụng các tác vụ thông thường như Facebook, Youtube, Zalo,... Và đủ sức chinh phục các tựa game khủng như Asphalt 8, Mortal Kombat, Implosion ở mức setting medium. Dưới đây là các phương pháp đánh giá qua điểm số Benchmark:
Đánh giá bằng các ứng dụng Benchmark
Antutu Benchmark là phương pháp đánh giá hiệu năng phổ biến nhất đối với người dùng smartphone trên thế giới. Với phần mềm này bạn hoàn toàn có thể phân tích các thông số của cấu hình, độ mạnh yếu hay đơn giản là so sánh các thiết bị với nhau rất hiệu quả.
Qua ứng dụng Antutu 7.0, điểm số của Vivo Y81 nhận được mức điểm là 77929. Với 11830 điểm 3D, Vivo Y81 có thể trải nghiệm các ứng dụng có đồ họa phức tạp ở mức vừa phải khi máy chỉ sở hữu bộ xử lý hình PowerVR GE8320. Tuy RAM chỉ có 3GB nhưng có lẽ được tối ưu tốt nên cho kết quả rất ấn tượng là 6616 điểm. Dưới đây là điểm thực tế và so sánh với các đối thủ trong cùng phân khúc 5 triệu
GeekBench là ứng dụng đánh giá khả năng xử lý của vi xử lý thông qua khả năng hoạt động đơn nhân và đa nhân. Sau khi dành khoảng 5 - 10 phút để chạy ứng dụng và Vivo Y81 cho kết quả rất hài lòng. Điểm đơn nhân của máy đạt 840, đây là số điểm tương xứng với cụm nhân xử lý Cortex A53 được nâng xung nhịp lên tới 2.0GHz. Về điểm đa nhân, tận dụng lợi thế 8 nhân với 1 cụm 4 nhân xử lý Cortex được tối ưu tốt, Vivo Y81 đạt được số điểm khá cao 3685 điểm.
3DMark Slingshot là một trong những bài test đồ họa nặng nhất trên smartphone, GPU PowerVR GE8320 của Vivo Y81 buộc phải hoạt động hết công suất. Qua thử nghiệm, thiết bị này đạt số điểm rất tốt, khoảng 596 điểm, đã chứng tỏ sự thay đổi rất lớn trên khả năng xử lý hình ảnh của Helio P22 so với các đối thủ khác.
Lưu ý: So với các vi xử lý Snapdragon 425, 430, 435, 450,.. chỉ dạo động từ khoảng 300 - 400 điểm
Trải nghiệm thực tế Vivo Y81:
Để tăng tính thuyết phục mình sẽ trải nghiệm thực tế những gì chiếc máy làm được. Ở đây, mình sẽ sử dụng phần mềm GameBench dùng để đo tốc độ khung hình trên giây (FPS) khi tiến hành trải nghiệm.
Đối với những tựa game nhẹ như Subway Surfer, Temple Run , Zombie Tsunami thì không thể làm khó được Vivo Y81. Mức FPS luôn dao động ổn định từ 58 - 60, phải nói là cực kì mượt mà, bạn sẽ không hề cảm thấy bất kì tình trạng bị giật khung hình.
Trải nghiệm các tựa game nặng hơn như: Asphalt Xtreme, Liên Quân hay PUBG, máy đòi hỏi phải vận hết “công lực” để xử lý hình ảnh. Mức FPS trung bình của các tựa game này sẽ dao động từ 29 – 31 => nếu vượt qua ngưỡng mắt thường có thể nhận biết giật lag.
Với Asphalt Xtreme đạt trung bình được khoảng 30fps, những phân cảnh có nhiều hành động và chi tiết đồ họa cao như: hiệu ứng crash xe, cháy nổ thì máy vẫn xử lý được tất. Thật là quá ấn tượng với con chip GPU PowerVR GE8320 từ Helio P22. (Chi tiết đo fps ở bên dưới)
Với tựa game Liên Quân Mobile ở mức setting mặc định, Vivo Y85 đạt số khung hình trung bình là 31fps và hoạt động cực kỳ mượt mà.
Lưu ý: mạng của bạn phải thật sự ổn định sẽ giúp tựa game hoạt động ổn định hơn, mình đã rất khó khăn khi combat - ping bị đẩy lên quá cao và làm mất khung hình. Khi mạng ổn định thì mọi thứ rất mượt mà
PUBG cũng là một thử thách không hề nhỏ đối với Vivo Y81, khi đặt máy ở thiết lập Medium Setting, máy đạt mức 26 - 28fps là tương đối ổn định, một số phân cảnh nhiều hiệu ứng và chi tiết như nhảy dù từ máy bay có thể làm mất khung hình một chút xíu.
Để đảm bảo hơn, bạn nên thiết lập mức Low Setting để những trải nghiệm người dùng được trọn vẹn hơn.
Về đa nhiệm, 3GB RAM ở thời điểm hiện tại không phải là một mức dung lượng cao nhưng nhờ được tối ưu tốt trên nền tảng Android 8.0 với giao diện được tùy biến FunTouch OS 4.0, Vivo Y85 có gánh được rất nhiều ứng dụng đang chạy cùng một lúc. Với bài kiểm tra có tới 5 tựa game ở trên, đều có đồ họa phức tạp, máy vẫn phản hồi rất nhanh khi chuyển tác vụ và gần như không có hiện tượng phải load lại ứng dụng.
Kết luận:
Thông qua bài đánh giá chi tiết hiệu năng của Vivo Y81, những nhận định về sự yếu kém của vi xử lý MediaTek Helio P22 trên Vivo Y81 mà nhiều người dùng vẫn đang lầm tưởng là không hề chính xác. Với các test case được đánh giá khách quan và một mức giá chỉ 5 triệu đồng, Vivo Y81 hoàn toàn có thể mang tới trải nghiệm tốt cho những người dùng còn đang phân vân về khả năng chơi game của chiếc máy này.