Veran cho biết thêm rằng vài chục trường hợp đã quyết định từ chức hẳn thay vì đăng ký tiêm chủng rồi quay trở lại công việc. Tuy nhiên, so với 2.7 triệu nhân viên y tế đang làm việc tại Pháp, theo Veran mọi chuyện vẫn không có ảnh hưởng gì lớn, “công tác chăm sóc y tế ở nước này vẫn được tiếp tục không bị gián đoạn.”
Dựa trên số liệu do các bệnh viện cung cấp, con số nhân viên bị đình chỉ trên thực tế có thể còn nhiều hơn hẳn so với con số được công bố. Chỉ tính riêng thứ 5, hệ thống bệnh viện Paris đã cho biết có đến 340 công nhân viên bị đình chỉ. Số lượng nhân viên này thậm chí còn nhiều hơn ở các bệnh viện thuộc thành phố nhỏ.
Trước đó vào tháng 7, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đưa ra tối hậu thư cho các nhân viên y tế tại bệnh viện, nhân viên viện dưỡng lão, lực lượng cứu hoả phải tiêm tối thiểu một mũi trước ngày 15/9 nếu không muốn bị đình chỉ không lương.
Được biết, nhiều nhân viên y tế vẫn đang né tránh việc tiêm chủng, họ viện lý do lo ngại về tính an toàn và hiệu quả của vaccine. Chính tâm lý này đã khiến công tác phòng chống dịch, và tiến độ tiêm chủng của Pháp bị gián đoạn. Về cơ bản, 70% người dân Pháp từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm đầy đủ 2 liều vaccine. Pháp cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến thể Delta đang hoành hành và có xu hướng dễ lây lan hơn, Pháp vẫn cho rằng còn quá sớm để dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế.
Bên cạnh đó, Pháp cũng đã đưa ra quy định bắt buộc người dân phải xuất trình “Thẻ sức khoẻ COVID-19” khi ra vào quán cà phê, nhà hàng và nhiều địa điểm công cộng khác. Điều này đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình diễn ra hàng tuần, người dân cảm thấy rất bất bình và cho rằng mình đang bị phân biệt đối xử.
Theo France24
phápvaccinecovid-19nhân viên y tếhưởng lươngđình chỉhơn 3.000 nhân viên y tế ở phápbị đình chỉ công táckhông hưởng lương