Stephen Thaler khởi kiện Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ sau khi cơ quan quản lý của Mỹ từ chối xét duyệt bằng sáng chế của mình, vì anh đã dẫn AI có tên DABUS là “nhà sáng chế” ra một dạng đèn pin mới và một loại hộp trữ đồ uống mới. Trong nhiều tháng, văn phòng sáng chế Mỹ đã nhiều lần giải thích cho Thaler rằng máy móc không thể được coi là nhà sáng chế vì đó không phải một cá nhân. Theo họ, thực tế, máy móc là một công cụ để hỗ trợ con người tạo ra những sáng chế mới.
Thẩm phán Brikema cho rằng, Văn phòng Sáng chế đã xác định và áp dụng đúng luật cấp bằng sáng chế, cũng như chỉ ra rằng suy cho cùng đó cũng chỉ là cách sử dụng từ ngữ. Trong bản thảo luật sáng chế mới nhất của Mỹ năm 2011, các nhà lập pháp nước này đã rất cụ thể, rằng nhà sáng chế phải là “một cá nhân”. Bộ luật cũng đề cập đến việc nhà sáng chế tự gọi họ là “anh ấy” hoặc “cô ấy”. Bà thẩm phán cũng từ chối yêu cầu của Thaler, đòi Văn phòng Sáng chế phải cung cấp bằng chứng cho thấy Hạ viện Mỹ ứng xử công bằng, không cấm các hệ thống AI trở thành nhà phát minh.
Về phần của Thaler, anh này tranh luận rằng tòa án nên tôn trọng mục tiêu của nghị viện Mỹ khi cố gắng tạo ra một hệ thống “khuyến khích sự đột phá.” Nhưng anh không gặp may với luận điểm này trước tòa. Bản thân Văn phòng Sáng chế cũng không hẳn từ chối việc công nhận khả năng của AI trong quá trình sáng tạo ra những ý tưởng mới. Nhưng hiện tại, lập luận chung đều được công nhận, rằng những AI hiện tại “vừa không thể sáng chế vừa không thể làm tác giả bản quyền mà không có sự can thiệp của con người.”
Theo Gizmodo
aibằng sáng chếtoà ánkhiếu nạisáng chếtrí thông minh nhân tạothẩm phán