'Tè bậy' giữa đường thủ đô
Anh Đặng Quốc V. (Hoàng Mai, Hà Nội) tè bậy giữa đường gây xôn xao dư luận.
Cách đây không lâu, dư luận xôn xao trường hợp một người đàn ông mặc bộ vest đen rất lịch sự bước xuống từ chiếc xe hơi để 'giải quyết nỗi buồn' ngay tại khu vực Huỳnh Thúc Kháng - Láng Hạ (đối diện trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam). Đây không chỉ là hành vi mất lịch sự mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị.
Sau đó anh V. (người đứng tè giữa đường) đã bị nhắc nhở và phạt hành chính 200. 000 đồng theo đúng trình tự và quy định. Anh V. hứa sẽ không bao giờ tái phạm.
'Tè bậy' ngay dưới biển cấm
Nhiều khu vực đã có những dòng chữ cấm đái bậy nhưng nhiều người vẫn 'giải quyết nỗi buồn' như một thói quen khó bỏ. Hình ảnh này không khó bắt gặp, chính những người vô ý thức đã tạo nên bộ mặt đô thị nhếch nhác, mất vệ sinh môi trường.
Tranh thủ tè khi dừng chờ đèn đỏ
Sự việc mới nhất xảy ra vào ngày 23/8/2016 tại nút giao thông Ngã tư Sở (Đống Đa, Hà Nội). Người đàn ông tranh thủ đi tiểu tiện ngay sau chiếc xe khách màu vàng ngay giữa đường.
Nhiều người cho rằng đây chính là chủ nhân của chiếc xe khách màu vàng này.
Dù là ai và trong hoàn cảnh nào thì việc 'tè bậy' giữa nơi công cộng cũng rất khiếm nhã và bất lịch sự. Đây cũng sẽ là bài học quý dành cho nhiều người nếu chẳng may gặp trường hợp cần 'giải quyết nỗi buồn' cần đúng lúc, đúng chỗ.
Đứng giữa dải phân cách 'tè bậy'
Hồi đầu năm nay, một hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một người bước trên xe ô tô xuống và vô tư tè bậy ngay bụi cây cảnh giữa dải phân cách. Sự việc xảy ra trên đường Nguyễn Trãi (đoạn ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi, Hà Nội).
'Tè bậy' bị phạt như thế nào trên thế giới?
So với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam xử lý người 'tè' ở nơi công cộng có phần 'nhẹ' hơn.
Với những hành vi bất lịch sự gây ảnh hưởng đến môi trường chung như 'tè bậy' ở nơi đông người, các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có quy định mức phạt gấp nhiều lần so với ở nước ta. Cụ thể như sau:
- Việt Nam: 200.000 đồng (nếu tái phạm phạt 300.000 đồng).
- Mỹ: 870.000 đồng
- New York, Mỹ: 1,1 triệu đồng.
- Brighton, Anh: 2,5 triệu đồng.
- Seattle, Mỹ: 2,8 triệu đồng.
- Dubai, UAE: 3 triệu đồng.
- Madison, Mỹ: 4,2 triệu đồng.
- Queensland, Úc: 6 -10 triệu đồng.
- Brussels, Bỉ: 6,1 triệu đồng.
Ở Hamburg, Đức, thay vì phạt người tè bậy bằng tiền, cơ quan chức năng chọn giải pháp rất thông mình để giải quyết vấn nạn này. Chính quyền cho cho sơn lên tường ở những nơi công cộng một loại sơn chống nước. Vì thế, nếu các quý ông không thể chịu nổi mà tè lên tường thì nước tiểu sẽ tự động dội vào người rất khó chịu và mất vệ sinh.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời đang được áp dụng ở Đức.
Ở Ấn Độ, chính quyền thành phố Mumbai đã dùng loại xe 'xe bồn chống tè bậy' được được xem như một bước đột phá lớn trong việc hạn chế hành vi gây mất vệ sinh công cộng này.
Phạt dội nước chỗ vừa 'xả'
Lực lượng quản lý đô thị quận 1 - thành phố Hồ Chí Minh tuần tra phát hiện nhiều người 'tè bậy' trên đường gây ảnh hưởng đến trật tự và vệ sinh thành phố.
Người bị phát hiện tè bậy à bị lập biên bản và phải nộp hành chính từ 200.000 - 300.000 đồng.
Ngoài ra, họ còn phải lấy nước dội khu vực vừa 'xả' ngay. Biện pháp này tỏ ra rất hiệu quả.
Theo Emdep