Vệ tinh Viễn thám đầu tiên của Việt Nam đã sẵn sàng vào quỹ đạo

Theo Tiến sĩ Bùi Trọng Tuyên, sau khi rời mặt đất khoảng 2 giờ, vệ tinh VNREDSat-1 sẽ tách ra khỏi tên lửa đẩy VEGA và khởi động động cơ đẩy của mình để tự điều chỉnh tới quỹ đạo làm việc. Thời điểm có thể thu nhận được tín hiệu đầu tiên từ vệ tinh VNREDSat-1 là 14 giờ 30 phút ngày 4/5/2013.

Tiến sĩ Tuyên cũng cho biết, nếu mọi việc đúng như dự kiến thì 2 ngày sau, có thể thu nhận được bức ảnh chụp trái đất đầu tiên của vệ tinh VNREDSat-1; những bức ảnh chụp lãnh thổ Việt Nam có thể có sau đó một ngày. Tiếp theo là giai đoạn vận hành thử nghiệm để đánh giá và hiệu chỉnh các thiết bị đặt trên vệ tinh kéo dài trong 3 tháng.

Hiện, cả 3 cơ sở mặt đất là: Trung tâm điều hành, Trạm thu phát tín hiệu điều khiển vệ tinh và Trạm thu ảnh vệ tinh đã sẵn sàng để tiếp nhận, điều hành và khai thác vệ tinh ngay sau khi phóng thành công.

Vệ tinh VNREDSat-1 do Công ty EADS Astrium (Pháp) thiết kế, chế tạo. Bãi phóng ở Kourou nằm trong Trung tâm Không gian Guyana, bãi phóng vệ tinh của Châu Âu. Trung tâm Không gian này nằm trong sự quản lý chung của Cơ quan Vũ trụ Pháp (CNES) và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA). Nhà thầu duy nhất được phép vận hành các đợt phóng ở đây là Công ty ArianeSpace (Pháp).

Được biết, vệ tinh VNREDSat-1có tuổi thọ thiết kế là 5 năm, thời gian chụp lặp lại tại một vị trí xác định là 3 ngày. Vùng dịch vụ của vệ tinh là Việt Nam và có các đài trái đất được đặt tại khu vực Hà Nội.

Vệ tinh VNREDSat-1 có thể chụp ảnh những vị trí trên trái đất để phục vụ cho các mục đích như: chủ động theo dõi diễn biến của thiên tai, biến đổi khí hậu, đặc biệt là khi xảy ra những sự cố như bão lụt, cháy rừng, tràn dầu... Ngoài ra, VNREDSat-1 sẽ cung cấp ảnh vệ tinh phân giải cao phục vụ cho việc điều tra, kiểm kê tài nguyên rừng, đất nông nghiệp các loại; chỉnh lý các bản đồ địa hình, xây dựng các bản đồ cấu trúc kiến tạo địa chất phục vụ việc khảo sát thăm dò tìm kiếm khoáng sản; theo dõi sự di chuyển của cá, phục vụ đánh bắt xa bờ...

Khi đi vào hoạt động, vệ tinh này sẽ kết hợp với hệ thống thu nhận, lưu trữ và xử lý ảnh các vệ tinh viễn thám của Bộ Tài nguyên & Môi trường, tạo ra hệ thống giám sát hoàn chỉnh, độc lập từ vệ tinh đến trạm thu mặt đất và trung tâm xử lý phân phối dữ liệu ảnh viễn thám tại Việt Nam. Với chức năng quan sát và chụp ảnh bề mặt Trái đất, Vệ tinh VNREDSat -1 của Việt Nam sẽ có quỹ đạo làm việc khác rất nhiều so với các vệ tinh viễn thông đã đưa lên quỹ đạo trước đây.

Dưới đây là video mô phỏng hành trình của VNREDSat-1


Một số hình ảnh về quá trình chuẩn bị cho việc phóng vệ tinh:



Ảnh:Astronautique.Actifforum.com

TIN LIÊN QUAN

Hoãn phóng vệ tinh VNREDSat-1

Theo thông báo mới nhất từ Arianespace (Nhà thầu chịu trách nhiệm chính việc phóng vệ tinh VNREDSat-1),việc phóng vệ tinh VNREDSat-1hoãn lại do điều kiện thời tiết xấu.

Việt Nam sẽ phóng thêm một vệ tinh

(TCN)-Theo thông tin từ Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam, nước này sẽ hỗ trợ Việt Nam quá trình sản xuất cũng như phóng tiếp vệ tinh viễn thám thứ 2 có tên VNREDSat - 1B, dự kiến sẽ được phóng trong năm 2017.

Phóng thành công vệ tinh VNREDSat-1 vào vũ trụ

Sáng 07/5/2013 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Chủ dự án Vệ tinh nhỏ Việt Nam quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai (VNREDSat-1) phối hợp với Công ty Astrium thuộc Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Châu Âu

Nhìn rõ đường phố từ ảnh vệ tinh viễn thám Việt Nam

Vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam đã có thể gửi về những tấm ảnh tuyệt đẹp về mọi địa điểm trên trái đất.

Quá khứ "không thể quên" của các tín đồ công nghệ xưa

Quá khứ huy hoàng và những nỗi khổ của các tín đồ công nghệ của các thế hệ đi trước mà thế hệ 10x ngày nay sẽ không thể nào tưởng tượng ra nổi...

Chủ động mạng 4G để đảm bảo tính hiện đại, cạnh tranh

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân,Cục Tần sốVô tuyến điện cần chủ động tiếp nhận công nghệ 4G để đảm bảo tính hiện đại, cạnh tranhcủa thị trường viễn thông Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2025.

Dự kiến 23/01 sẽ hoàn tất sửa chữa cáp AAG

Thông báo mới nhất đơn từ vị điều hành tuyến cáp AAG sẽ hoàn thành lưu thông mạng 100% sớm hơn dự kiến 1 tuần.

Cáp quang AAG khắc phục, Internet Việt Nam trở lại bình thường

Vào lúc 22h30 ngày 4/01/2014, công tác hàn nối đoạn cáp bị đứt ngoài khơi Việt Nam của tuyến cáp quang biển quốc tế AAG đã hoàn tất, lưu lượng được khôi phục. Như vậy, Internet kết nối từ Việt Nam đi quốc tế sẽ hoạt động bình thường trở lại.

THỦ THUẬT HAY

Dịch mọi ngoại ngữ bằng camera trên iPhone

Camera trên iPhone có thể trở thành một trợ thủ đắc lực của bạn trong việc dịch mọi đoạn chữ nước ngoài một cách đơn giản và dễ dàng nhất

11 ứng dụng đang được miễn phí và giảm giá dành cho Android

Mời các bạn cùng xem và nhanh tay tải về một số ứng dụng, trò chơi đang đang được miễn phí hoặc giảm giá từ cửa hàng Google Play.

Cách kiểm tra toàn diện điện thoại cực đơn giản

Hiện nay, nhu cầu mua các smartphone cũ đang tăng. Tuy nhiên để lựa chọn mua được một chiếc điện thoại cũ chất lượng quả là điều không đơn...

Anh em có đang dùng tai nghe không dây hoàn toàn?

Rõ ràng những chiếc tai nghe không dây như thế này có tính tiện lợi rất cao khi không bị vướng víu về dây nhợ và nhìn hiện đại, năng động hơn hẳn.

Cách khôi phục tập tin đã xóa trên macOS

Khu vực Trask trên macOS là nơi lưu trữ những tập tin đã xóa hỏi thư mục trên máy. Và nếu người dùng có nhu cầu lấy lại tập tin thì có thể tìm kiếm tại đây.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá chi tiết Xperia XZs: Hoàn hảo quá liệu có ai mua?

Xperia XZs cho đến thời điểm hiện tại vẫn là thiết bị cao cấp nhất của Sony, cơ bản là Xperia XZ Premium vẫn chưa thấy tăm hơi đâu. Vậy hãy cùng...

Đánh giá Samsung Gear 360: Thiết kế đẹp, ảnh 360 độ ấn tượng

Là thiết bị về nước muộn nhất trong hệ sinh thái di động được Samsung giới thiệu tại MWC 2016, máy ảnh Gear 360 nhận được sự quan tâm đặc biệt từ giới công nghệ....