Phát hiện loại virus kỳ lạ mang gene của nhện độc góa phụ đen

Trong nỗ lực tạo lại chuỗi gene của một loại virus kì lạ, các nhà khoa học đã khám phá một thứ vừa kì lạ vừa đáng sợ: một phần ba số gene của con virus này giống với động vật, và chuỗi gene ấy trùng khớp với ADN có trong nọc độc của nhện góa phụ đen.


Không rõ rằng làm cách nào mà loài virus này có thể lấy được ADN của loài nhện này (và một số loài động vật khác nữa) nhưng các nhà khoa học cho rằng loài virus này làm vậy để có thể lây nhiễm được dễ dàng hơn.


'Khám phá ra ADN có trong nọc độc của nhện góa phụ đen là một điều bất ngờ với chúng tôi, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện ra loài thực khuẩn, những virus chuyên tấn công vi khuẩn này mang ADN của động vật trong mình', trích lời nhà sinh học Seth Bordenstein tới từ Đại học Vanderbilt.


Bordenstein cùng vợ của anh, chuyên gia sinh học vi trùng Sarah Bordenstein đã nghiên cứu loài virus bí ẩn này 15 năm nay, nhưng đây là lần đầu tiên họ phát hiện ra dấu vết gene của động vật tại loài virus này.




Chuỗi gene có trong virus này trùng khớp với ADN có trong nọc độc của nhện góa phụ đen.

Thông thường, virus phát triển theo những khuôn mẫu sinh học nhất định, chỉ tấn công một cá thể sống nhất định như vi khuẩn, vi khuẩn cổ (sinh vật đơn bào không nhân) hay sinh vật nhân chuẩn (động vật và thực vật).


Nhưng loài virus có tên là WO này đã phá bỏ ranh giới đó, Bên cạnh việc tấn công mục tiêu chính của chúng là vi khuẩn Wolbachia, chúng còn có một phương pháp thâm nhập vào tế bào động vật nữa.


'Đây là lần đầu tiên phát hiện một loại virus có thể lây nhiễm và xâm nhập những trạng thái sống khác nhau', nhà sinh học Elizabeth McGraw từ Đại học Monash, Úc nói.


Chúng ta vẫn chưa rõ được cách thức WO có thể ăn cắp gene của loài khác, giáo sư Bordenstein nghĩ rằng đây là một phương thức tiến hóa của WO, một phương pháp khiến cho nó dễ dàng lây nhiễm và trốn thoát khỏi Wolbachia, loại vi khuẩn mà nó vẫn thường xuyên tấn công.


Wolbachia là loài khuẩn lây nhiễm trên các động vật chân đốt như các loài côn trùng, các loài họ nhện cũng như các loài giáp xác. Chúng sống trên lớp màng tế bào của các loài này. Vì vậy, để WO có thể tiếp cận được Wolbachia, chúng phải vượt qua hai lớp màng: của vi khuẩn và của tế bào.




Nhện góa phụ đen.

Tất nhiên là bản thân ADN của virus WO có thể lây nhiễm được vào loài vi khuẩn kia, nhưng trước hết nó phải vượt qua được lớp bảo vệ của vật chủ là loài chân đốt kia đã. Bởi nọc độc của nhện kết hợp với ADN của WO tạo ra một đoạn gene mã hóa cho một loại nọc độc có thể xuyên phá lớp màng tế bào, WO đã có được cho mình một công cụ hoàn hảo để xuyên phá và tiếp cận Wolbachia.


Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy dấu vết của gene các loài động vật khác trong ADN của WO, như chuỗi gene được động vật nhân chuẩn sử dụng để phát hiện mầm bệnh và tránh phản ứng của hệ thống miễn dịch, một hệ thống cực kì hữu hiệu cho một cá thể thực khuẩn chuyên đi xâm chiếm.


'Có vẻ là virus luôn có tính năng này', cô Sarah Bordenstein nói. 'Nó như một bữa tiệc đứng với virus vậy, nó lấy những phần gene khác nhau của nhiều sinh vật rồi ghép lại thành một siêu gene', giống như cách ta chọn những thức ăn ngon nhất vừa miệng nhất của bữa buffet rồi biến nó thành một bữa ăn siêu ngon cho mình vậy.


Cập nhật: 14/10/2016
Theo Trí Thức Trẻ

TIN LIÊN QUAN

Thí nghiệm phân tách virus HIV thành công, hứa hẹn chữa trị hoàn toàn căn bệnh này

Bằng công nghệ chỉnh sửa gene, khoa học đang giúp con người tiến gần hơn đến cách chữa trị căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

Số gene không quyết định mức độ tiến hóa của con người

Khoảng một nửa thế kỷ trước, các nhà khoa học ước tính số gen của con người lên đến hàng triệu. Nhưng những nghiên cứu hiện đại đã giảm con số này xuống đến khoảng 20.000.

Các nhà khoa học đang tiến gần hơn tới việc viết lại "bộ mã cuộc sống"

Những tế báo kháng virus, dịch bệnh có thể sẽ sớm xuất hiện với sự thành công của dự án này.

Phát hiện thêm 7 chất gây ung thư

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện thêm 7 chất có thể dẫn tới ung thư, nâng tổng số các chất gây ung thư ở con người lên 248.

Phát hiện "quái vật" mới có khả năng xâm chiếm cơ thể người

Các nhà khoa học vừa phát hiện một loại virus có tập tính kỳ lạ, khác hẳn bất cứ loại virus nào trước đó, và điều này thật sự đáng báo động.

Thử nghiệm hai vắc xin ngừa virus Zika cho kết quả khả quan

Các nhà nghiên cứu Mỹ ngày 22/9 thông báo hai loại ​vắc xin phòng chống virus Zika do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) điều chế đã cho kết quả khả quan khi thử nghiệm trên khỉ đuôi ngắn.

Vi khuẩn kháng được tới hai loại kháng sinh dự phòng đã được tìm thấy tại Mỹ

Kháng sinh colistin và carbapenem là phòng tuyến cuối cùng của con người, nhưng có lẽ không còn lâu nữa.

Virus Zika ở Singapore có thể tiến hóa từ chủng cách đây 60 năm

Chủng virus Zika ở Singapore có khả năng tiến hóa từ một chủng virus Zika từng hoành hành ở khu vực Đông Nam Á từ những năm 60 của thế kỷ 20.

THỦ THUẬT HAY

Lệnh bdehdcfg trong Windows

Lệnh bdehdcfg chuẩn bị một ổ cứng với các phân vùng cần thiết cho mã hóa ổ đĩa với BitLocker. Hầu hết các cài đặt của Windows 7 sẽ không cần phải sử dụng công cụ này.

15 ứng dụng dành cho iOS trị giá 25 USD đang được miễn phí

Hiện tại, trên cửa hàng App Store đang cho phép người dùng tải về miễn phí 15 ứng dụng bản quyền với tổng trị giá lên đến 37 USD. Nếu bạn quan tâm hãy nhanh tay tải về trước khi thời gian miễn phí kết thúc nhé.

Thủ thuật ngăn chặn Windows 10 tự tải, cài đặt cập nhật và khởi động lại ngoài ý muốn

Windows 10 được cập nhật thường xuyên cũng là một điều tốt, nhưng với tần suất quá nhiều và mang tính 'ép buộc', Microsoft đã bị người dùng chỉ trích vì việc cập nhật ảnh hưởng đến quá trình sử dụng máy.

Lệnh netcfg trong Windows

dụng cho Windows Server (Kênh bán hàng năm), Windows Server 2016, Windows Server 2012 R2, Windows Server 2012

Cách khóa ứng dụng Messenger trên điện thoại cực đơn giản, bạn không nên bỏ qua

Để bảo mật những thông tin riêng tư của các cuộc trò chuyện trên ứng dụng Messenger trên điện thoại thì cách khóa ứng dụng là một sự lựa chọn hàng đầu.

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh thời lượng pin giữa K8000, K10000 Pro, Xiaomi Mix 2 và iPhone 7 Plus

iPhone 7 Plus tắt nguồn đầu tiên sau 3 giờ 33 phút. Tại thời điểm này, Xiaomi Mix 2 còn 13% pin, K10000 Pro còn 71%, trong khi K8000 vẫn còn tới 79%. Xiaomi Mix 2 chịu thua sau khi trải qua 3 giờ 53 phút tiêu thụ năng

Đánh giá chi tiết Xperia XZ: Cải tiến từ trong ra ngoài

Đã nhiều năm rồi, Sony mới mang lại cải tiến thực sự đáng chú ý cho dòng flagship chủ lực của hãng, cụ thể là Xperia XZ. Mẫy máy này có thiết kế mới mẻ, chất liệu nhôm độc đáo và hàng loạt nâng cấp từ nhỏ tới lớn cho

Đánh giá thực tế về phuộc RCB C Series: ít tiền nhưng muốn tìm kèo thơm là đây

Cầm 1,5 triệu trong tay bạn rất khó tìm mua những mẫu phuộc đồ chơi mà có ngoại hình đẹp, chất lượng cao, xuất xứ rõ ràng và kèm bảo hành tốt. Tuy...